Lịch tiêm vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Lịch tiêm vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 11, 2024

Năm 1981, Bộ Y tế Việt Nam triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc Gia với sự hỗ trợ của các tổ chức WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc. Dưới đây là lịch tiêm vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để các bậc phụ huynh tham khảo!

Tiêm chủng mở rộng là gì?

Tiêm chủng mở rộng là dự án y tế cộng đồng được triển khai từ năm 1981, do Bộ Y tế khởi xướng và thực hiện với sự hợp tác của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), nhằm giúp người dân tiếp cận các loại vắc-xin quan trọng. Chương trình hướng đến việc tăng cường sức đề kháng xã hội, tạo miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Trẻ em trong độ tuổi quy định được tiêm ngừa miễn phí các loại vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam.

Thực hiện đúng lịch tiêm chủng mở rộng giúp trẻ em Việt Nam được bảo vệ sức khỏe tối ưu ngay từ khi còn nhỏ.
Thực hiện đúng lịch tiêm chủng mở rộng giúp trẻ em Việt Nam được bảo vệ sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ.

Hiện có 12 loại vắc-xin phòng 12 bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Với sự phát triển kinh tế và y tế, chương trình đã mở rộng đối tượng đến trẻ 10 tuổi và tăng số lượng mũi tiêm miễn phí. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính từ khi hình thành đến nay:

  • Giai đoạn thí điểm (1981-1984): tập trung tiêm chủng hàng loạt tại các khu vực có nguy cơ cao về dịch bệnh, sau đó mở rộng dần ra các vùng lân cận.
  • Giai đoạn mở rộng toàn quốc (1985-1990): đẩy mạnh tiêm chủng cho trẻ em thông qua ba hình thức: chiến dịch, định kỳ và thường xuyên. Cuối giai đoạn này, 100% huyện và tỉnh triển khai thành công, chỉ còn 3,6% số xã vùng sâu, vùng xa chưa thực hiện được.
  • Giai đoạn xóa xã trắng (1991-1995): thực hiện Chương trình 12, kết hợp với quân dân y và Quân y bộ đội Biên phòng để triển khai tiêm chủng tại các xã còn tồn đọng.
  • Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng (1996 đến nay): tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, đồng thời cải thiện và hoàn thiện chất lượng chương trình trên toàn quốc.

Lợi ích của tiêm chủng vắc xin cho trẻ:

Tiêm chủng mở rộng là dự án y tế quốc gia do Bộ Y tế thực hiện, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ em và đất nước, cụ thể:

  • Bảo vệ sức khỏe trẻ em: Vắc-xin giúp hệ miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh trong tương lai, đặc biệt với các bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều này tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí lực.
  • Miễn dịch cộng đồng: Khi tỷ lệ bao phủ vắc-xin đạt mức tối ưu, sẽ tạo hiệu ứng miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan bệnh tật. Điều này vừa bảo vệ những người không đủ điều kiện tiêm chủng, vừa tạo cơ hội kiểm soát và thanh toán hoàn toàn một số bệnh.
  • Nguồn lao động: Tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em, tạo điều kiện phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia.
  • Hiệu quả đầu tư: Theo UNICEF, mỗi đô la đầu tư vào tiêm chủng mang lại 16 đô la tiết kiệm chi phí y tế và tăng năng suất kinh tế. Trẻ khỏe mạnh giúp giảm chi phí điều trị, tăng năng suất lao động của phụ huynh, và giảm áp lực cho hệ thống y tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Lịch tiêm vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

STT Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
Vắc xin Đối tượng sử dụng Lịch tiêm/uống
1 Bệnh viêm gan B Vắc xin viêm gan B đơn giá Trẻ sơ sinh Liều vắc xin sơ sinh được tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B Trẻ dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần 2
2 Bệnh Lao Vắc xin Lao Trẻ dưới 1 tuổi Trẻ được tiêm một mũi vắc xin trong vòng một tháng sau khi sinh
3 Bệnh Bạch hầu Vắc xin kết hợp có chứa thành phần bạch hầu Trẻ dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần thứ 2
Trẻ dưới 2 tuổi Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
4 Bệnh Ho gà Vắc xin kết hợp có chứa thành phần ho gà Trẻ dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần thứ 2
Trẻ dưới 1 tuổi Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
5 Bệnh Bại liệt Vắc xin bại liệt uống đa giá Trẻ dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 2
Vắc xin bại liệt tiêm đa giá Trẻ dưới 1 tuổi
  • Mũi 1: Trẻ em đủ 5 tháng tuổi
  • Mũi 2: Trẻ em đủ 9 tháng tuổi
6 Bệnh Sởi Vắc xin sởi đơn giá Trẻ dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ em đủ 9 tháng tuổi
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi Trẻ dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ em đủ 18 tháng tuổi
7 Bệnh do Haemophilus influenzae type B Vắc xin Haemophilus influenzae type B đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae type B Trẻ dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Trẻ em đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 2
8 Bệnh viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi
  • Lần 1: Khi trẻ đủ 1 tuổi
  • Lần 2: Cách 1 – 2 tuần sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách 1 năm sau lần tiêm thứ 2
9 Bệnh Rubella Vắc xin kết hợp có chứa thành phần rubella Trẻ dưới 2 tuổi Tiến hành tiêm khi trẻ em đủ 18 tháng tuổi
10 Bệnh Uốn ván Vắc xin kết hợp có chứa thành phần uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi
  • Lần 1: Tiêm khi trẻ em đủ 2 tháng tuổi
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 2
Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ em đủ 18 tháng tuổi
Vắc xin uốn ván đơn giá Phụ nữ đang mang thai

1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc- xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 4: Cách tối thiểu 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 5: Cách tối thiểu 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm thứ 1
  • Lần 3: Cách tối thiểu 1 năm sau lần tiêm thứ 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: Cách tối thiểu 1 năm sau lần tiêm thứ 1

Lưu ý: Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Nhiều trẻ không được tiêm phòng đúng lịch do phụ huynh bận rộn quên lịch tiêm, thiếu thông tin về vắc-xin cần thiết, hoặc do trẻ không đủ điều kiện sức khỏe như sốt cao hay mắc bệnh.

Tiêm chủng đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật vì lúc đó vắc xin phát huy tác dụng tối đa. Nếu bỏ mũi tiêm hoặc không tiêm đủ, khả năng phòng bệnh sẽ giảm, khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong mùa dịch.

Để không làm nhỡ lịch tiêm phòng của trẻ, phụ huynh cần theo dõi sát lịch tiêm chủng cho trẻ. Nếu quên hoặc trẻ không đủ điều kiện tiêm đúng lịch, cần liên hệ cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và xem xét tiêm bù tùy theo loại vắc-xin và tình trạng bệnh lý. Tùy thuộc vào loại vắc xin và tình trạng sức khỏe của trẻ, nhân viên y tế sẽ tư vấn lịch tiêm bù.

Nếu trẻ đã đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm nhắc lại nhưng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thiếu, phụ huynh có thể lựa chọn tiêm vắc xin dịch vụ tại các cơ sở y tế uy tín. Ngược lại nếu một mũi vắc xin dịch vụ nào đó quá khan hiếm, phụ huynh có thể tiêm vắc xin miễn phí thay thế (nếu có). Việc kết hợp tiêm vắc xin miễn phí và dịch vụ đã được chứng minh là an toàn và không ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh.

Nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?

Mặc dù Bộ Y tế đã triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc, nhiều phụ huynh vẫn phân vân giữa việc tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ cho con. Vậy, nên tiêm phòng dịch vụ hay miễn phí cho trẻ?

Trước khi so sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ, cha mẹ cần biết những loại vắc - xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)
Trước khi so sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ, cha mẹ cần biết những loại vắc – xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)

Từ năm 1981, chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế triển khai cùng sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã giúp hàng triệu trẻ em được tiếp cận vắc-xin miễn phí, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng vắc-xin trong chương trình còn hạn chế và chỉ áp dụng cho một số đối tượng, trong khi tiêm chủng dịch vụ cung cấp hơn 50 loại vắc-xin phòng gần 50 bệnh cho mọi đối tượng, lứa tuổi như: trẻ em, trẻ tiền học đường, trẻ thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Do đó, ngoài vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế khuyến khích phụ huynh chủ động tiêm thêm vắc-xin dịch vụ để bảo vệ sức khỏe trẻ, đặc biệt khi bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng và phức tạp. Dù chọn loại vắc-xin nào, phụ huynh cần nắm rõ thông tin và các lưu ý trước sau tiêm để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

Các lưu ý trước và sau khi tiêm mở rộng

Có thể thấy, 12 loại vắc xin được sử dụng trong lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ là rất an toàn. Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm cho bé.

  • Bố mẹ cần chủ động cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bé. Cụ thể, thông báo chiều cao, cân nặng, thời gian mang thai (đủ tháng hay thiếu tháng), các bệnh bẩm sinh hoặc các bệnh đang điều trị, tình trạng sức khỏe hiện tại (bé có đang ốm, sốt hay không), và tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin trước đây. Từ đó, bác sĩ đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của bé và tiến hành khám sàng lọc trước khi tiêm chủng.
  • Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được theo dõi sát sao ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24 giờ tiếp theo. Trong thời gian này, một số phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, vết tiêm sưng, đau, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú là hoàn toàn bình thường và thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Để hỗ trợ bé hồi phục, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin (A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid) và khoáng chất (sắt, kẽm…) để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài như sốt cao liên tục, quấy khóc dữ dội không dỗ dành được, co giật, bỏ bú hoàn toàn, khó thở, tím tái toàn thân,… bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và cấp cứu kịp thời.

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm thiểu nguy cơ nhập viện, biến chứng nặng và tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm chỉnh lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia để đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ và đúng lịch. Đây không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái mà còn góp phần vào an sinh xã hội. 

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo: Essential Programme on Immunization. (2024). Who.int. https://www.who.int/teams/immunization-vaccines-and-biologicals/essential-programme-on-immunization.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ