Mắt lác: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Mắt lác: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 2 28, 2025

Lác mắt (hay còn gọi là lé) là một trong năm bệnh lý về thị giác thường gặp. Mắt lác không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị giác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy mắt lác là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh như thế nào? Có cách phòng ngừa bệnh không? 

Mắt lác là gì?

Mắt lác (Strabismus) là tình trạng rối loạn phối hợp giữa hai mắt, khiến mắt nhìn về hai hướng khác nhau. Khi một mắt có thể quay vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới trong khi mắt còn lại nhìn thẳng về phía trước, não có thể ưu tiên xử lý thông tin từ một mắt, dẫn đến giảm thị lực. Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.

Mắt lác có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thị lực, đặc biệt là ở trẻ em.
Mắt lác có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thị lực, đặc biệt là ở trẻ em.

Mắt của mỗi người được vận hành bởi 6 cơ vận nhãn, trong đó có 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo. Các cơ này có đầu dẹp, dày trung bình 4cm và bám quanh để điều khiển chuyển động của nhãn cầu. Nguyên nhân chính gây mắt lác thường là do mất cân bằng bẩm sinh của các cơ vận nhãn.

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể xuất phát từ các yếu tố khác như tật khúc xạ, tổn thương dây thần kinh thị giác hoặc cơ vận nhãn, biến chứng của bệnh tiểu đường, dị dạng hốc mắt, hoặc chấn thương sọ não.

Dấu hiệu mắt bị lác

Các dấu hiệu thường gặp của lác mắt, bao gồm:

  • Hai mắt không thẳng hàng: nếu khi nhìn thẳng phía trước, hai mắt không cùng hướng hoặc một mắt bị lệch so với mắt còn lại, đây là dấu hiệu của lác mắt.
  • Tầm nhìn đôi: nghĩa là nhìn một vật nhưng thấy thành hai hình ảnh. Nguyên nhân là do hai mắt không tập trung nhìn cùng một hướng, dẫn đến các hình ảnh được gửi về não không trùng khớp với nhau.
  • Nheo hoặc chớp mắt khi nhìn: người bị lác mắt thường có xu hướng chớp hoặc nheo mắt liên tục do hai mắt không thể di chuyển đồng bộ với nhau, gây khó khăn trong việc nhìn và tập trung.
  • Hai mắt không di chuyển cùng nhau: Sự bất thường trong chuyển động của hai mắt có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến cơ vận nhãn, dây thần kinh hoặc cách não bộ điều khiển hoạt động của mắt. Điều này dẫn đến việc hai mắt không thể di chuyển đồng bộ và nhìn về cùng một hướng, gây ra tình trạng lác mắt ở cả hai bên.

Nguyên nhân bệnh mắt lác

Mắt lác có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mắt lác, bao gồm:

  • Mắc các tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị.
  • Bẩm sinh: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ mắc lác mắt cao hơn. Phần lớn các trường hợp lác mắt ở trẻ là bẩm sinh, thường do dây thần kinh không kiểm soát tốt chuyển động của các cơ mắt.
  • Di truyền: Lác mắt có tính di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc bệnh, con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các bệnh lý về não: Một số vấn đề ở não như não úng thủy, bại não, u não hoặc hội chứng Down có thể gây ra lác mắt.
  • Tổn thương dây thần kinh sọ não: Chấn thương vùng đầu mặt hoặc phẫu thuật mắt (ví dụ phẫu thuật glaucoma) có thể dẫn đến lác mắt.

Phân loại mắt lác

Dựa trên hướng lệch của mắt, lác mắt được phân thành bốn loại chính:

  • Lác trên: Mắt có xu hướng nhìn lên trên.
  • Lác dưới: Mắt có xu hướng nhìn xuống dưới.
  • Lác trong: Mắt có xu hướng liếc vào trong.
  • Lác ngoài: Mắt có xu hướng liếc ra ngoài.

Tổng quan về các kiểu mắt lác
Tìm hiểu về các kiểu mắt lác

Các biện pháp chẩn đoán bệnh lác mắt

Để chẩn đoán lác mắt, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm mắt tiêu chuẩn, bao gồm nghiệm pháp che và mở mắt để quan sát sự thay đổi hướng của đồng tử, kiểm tra phản xạ ánh sáng và đánh giá võng mạc cũng như thị lực. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra chức năng não và thần kinh để xác định nguyên nhân gây lác mắt.

Để phát hiện sớm lác mắt ở trẻ em, cần thực hiện kiểm tra mắt định kỳ từ 1 đến 4 tháng tuổi và tiếp tục theo dõi cho đến khi thị lực ổn định.

Các biện pháp điều trị bệnh lác mắt

Mục tiêu của điều trị lác mắt là giúp hai mắt thẳng hàng và phục hồi thị lực cho cả hai mắt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lác mắt, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Đeo kính có thể giảm bớt sự căng thẳng cho mắt và giúp mắt nhìn thẳng hơn. Trong trường hợp lác ngoài, kính, bài tập mắt, che mắt hoặc lăng kính có thể giúp giảm hoặc điều chỉnh tình trạng mắt bị lệch ra ngoài.

Đeo kính có thể giảm bớt sự căng thẳng cho mắt và giúp mắt nhìn thẳng hơn
Đeo kính có thể giảm bớt sự căng thẳng cho mắt và giúp mắt nhìn thẳng hơn

Thuốc điều trị: Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào cơ mắt để làm yếu tạm thời cơ này, giúp mắt thẳng hàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ có tác dụng trong khoảng 3 tháng.

Liệu pháp thị giác là phương pháp giúp tăng cường thị lực cho mắt bị lác. Người bệnh có thể tự thực hiện liệu pháp này tại nhà với các bước đơn giản sau: 

  • Bài tập 1: yêu cầu người bệnh chấm một điểm màu trên tường hoặc sàn nhà. Sau đó, bịt một mắt và dùng mắt còn lại tập trung nhìn vào điểm đã chấm, điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn thấy rõ nhất. Bài tập này cần được thực hiện hàng ngày và luân phiên ở cả hai mắt.
  • Bài tập 2: được thực hiện ngoài trời, nơi có đủ ánh sáng. Người bệnh tập phóng tầm mắt ra xa và nhìn vào các dãy nhà hoặc hàng cây để rèn luyện khả năng tập trung của mắt.
  • Bài tập 3: người bệnh giơ hai tay song song với mắt, để mắt trái nhìn tay trái và mắt phải nhìn tay phải. Tiếp theo, di chuyển chéo hai tay và để mắt nhìn theo, sau đó đưa hai tay ra xa khoảng 20-50cm rồi về lại vị trí ban đầu. Bài tập này nên thực hiện trong khoảng 3-5 phút mỗi ngày.
  • Bài tập 4: đặc biệt quan trọng sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng. Sau khoảng 2-3 giờ liên tục tập trung, người bệnh nên nhắm mắt và thả lỏng đầu hoàn toàn để cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Bài tập 5: Đối với những trường hợp bị lác nhẹ một bên mắt, người bệnh nên che mắt khỏe và tập trung luyện tập nhiều hơn cho bên mắt bị lác để cải thiện tình trạng.

Phương pháp phòng ngừa bệnh mắt lác

Để phòng ngừa lác mắt (ngoại trừ các trường hợp bẩm sinh hoặc do dị dạng hốc mắt), bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Khám mắt định kỳ: Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Đảm bảo đủ ánh sáng và giữ khoảng cách an toàn cho mắt khi sử dụng.
  • Đảm bảo tư thế đúng và cho mắt nghỉ ngơi: Khi học tập hoặc làm việc, ngồi thẳng lưng và cho mắt thư giãn sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
  • Kiểm soát đường huyết (đặc biệt với người lớn tuổi): Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng ảnh hưởng đến mắt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi), vitamin A, C và chất chống oxy hóa (hạt hướng dương, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh…).
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê.

Tóm lại, mắt lác là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm có được phác đồ điều trị lác mắt phù hợp.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ