Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười một 28, 2024
Mục Lục Bài Viết
Mẫu giấy kết quả xét nghiệm ADN thường được các cơ sở y tế hoặc phòng xét nghiệm cấp phát. Mẫu giấy này có thể khác nhau đôi chút về hình thức và nội dung tùy thuộc vào từng cơ sở, tuy nhiên thường bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông thường, một bản kết quả xét nghiệm ADN thường bao gồm các yếu tố:
Trước khi xem xét chi tiết, hãy kiểm tra kỹ thông tin cá nhân trên kết quả xét nghiệm để tránh trường hợp nhận nhầm kết quả. Kết quả xét nghiệm ADN thường được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ, thể hiện mức độ tương đồng giữa các mẫu ADN của các thành viên tham gia xét nghiệm.
Xét nghiệm ADN dựa trên nguyên tắc di truyền cơ bản, theo đó mỗi cá thể sẽ kế thừa 50% gene từ cha và 50% gene từ mẹ tạo nên bộ gen riêng. Việc so sánh và phân tích bảng gen giữa cha mẹ và con trở thành phương pháp khoa học chính xác nhất để xác định mối quan hệ huyết thống.
Bảng kết quả xét nghiệm ADN cha con bao gồm các thông tin chi tiết về gene tại các vị trí gen cụ thể, được gọi là locus gen. Tại mỗi locus, các alen được thể hiện như những dấu ấn di truyền mà người tham gia xét nghiệm đã kế thừa trực tiếp từ cha hoặc mẹ, giúp phân tích và xác định mối quan hệ huyết thống một cách khoa học.
Xét nghiệm ADN tập trung phân tích 24 locus gen, với mỗi locus tồn tại các alen theo từng cặp nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa các cá thể. Kết quả xét nghiệm ADN có thể có 2 trường hợp:
Kết quả xét nghiệm ADN cha-con thể hiện sự trùng khớp các chỉ số gen (locus), người con đều có ít nhất 1 chỉ số trùng với người cha (D3S1358: trùng 16, D1S1656: trùng 16,…). Nếu trường hợp này xảy ra, kết luận được đưa ra là 2 người tham gia xét nghiệm CÓ mối quan hệ huyết thống cha-con với độ chính xác 99,999999%. Ngược lại, khi có từ 3 vị trí locus gen trở lên không trùng nhau giữa con và cha, kết luận sẽ là KHÔNG CÓ quan hệ huyết thống với độ chính xác tuyệt đối 100%.
Xét nghiệm ADN có độ chính xác lên đến 99,999999%. Độ chính xác của xét nghiệm ADN sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm công nghệ xét nghiệm, quy trình xét nghiệm, chất lượng mẫu,… Tuy nhiên, xét nghiệm ADN cũng có thể cho kết quả sai trong một số trường hợp sau:
Phiếu kết quả ADN hiển thị chỉ số gen tại mỗi locus được xét nghiệm của các cá nhân. Các chuyên gia sẽ phân tích kết quả này dựa trên nguyên tắc di truyền học để xác định mối quan hệ huyết thống giữa các mẫu.
Khi nhận kết quả xét nghiệm ADN, khách hàng cần chú ý đến Chỉ số Quan hệ huyết thống (Paternity Index – PI). Chỉ số này phản ánh xác suất của mối quan hệ cần xác định.
Chỉ số PI được tính riêng cho mỗi locus, do đó số lượng chỉ số PI tương ứng với số locus được phân tích. Chỉ số PI bằng 0 cho thấy không có sự cho nhận alen giữa các cá thể, trong khi PI > 0 cho thấy có sự cho nhận alen.
Số lượng tích lũy của PI được dùng để chỉ xác suất của mối quan hệ được thực hiện giám định quan hệ huyết thống. Các chuyên gia khuyến cáo, kết quả xét nghiệm ADN mang tính chính xác cao hơn khi có nhiều locus.
Bảng phân tích kết quả xét nghiệm ADN chứa nhiều thông số chuyên ngành phức tạp. Việc hiểu và giải thích chính xác bảng này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về xét nghiệm ADN, người không được đào tạo chuyên môn sẽ khó hiểu đúng các thông số.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm ADN, khách hàng nên liên hệ lại với cơ sở xét nghiệm để được giải đáp chi tiết, nhằm tránh hiểu nhầm.