Xét Nghiệm ADN Cần Những Gì? Cách Lấy Mẫu Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Di truyền học > Xét Nghiệm ADN Cần Những Gì? Cách Lấy Mẫu Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 7, 2021

Xét nghiệm ADN là phương pháp xét nghiệm huyết thống phổ biến hiện nay. Thường được sử dụng trong các trường hợp như thụ tinh ống nghiệm, nhận con thất lạc hoặc lý do cá nhân khác. Vậy để xét nghiệm ADN cần những gì? Phải lấy mẫu như thế nào cho đúng? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về ADN trong xét nghiệm huyết thống

Acid Deoxyribonucleic (ADN) có vai trò lưu trữ thông tin di truyền và cũng là loại vật chất tồn tại trong mỗi tế bào sinh vật. Gen là cách gọi của một đoạn ADN mang thông tin di truyền. ADN của mỗi cơ thể sinh vật được quy định đặc điểm riêng và thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ.

xet-nghiem-adn-can-nhung-gi-1
Phân tích ADN giúp xác định hai cá thể có quan hệ huyết thống hay không

Dựa trên quy luật này, xét nghiệm ADN là kỹ thuật phân tích ADN trong các tế bào cơ thể. Từ đó, biết được hai cá thể có quan hệ huyết thống hay không. Có thể khẳng định đến 99,99% hai cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi nếu mẫu ADN của cả hai khớp nhau trong từng gen. Ngược lại, trong trường hợp 2 mẫu ADN có sự khác biệt từ 2 gen trở lên, nghĩa là không có quan hệ huyết thống.

Vậy xét nghiệm ADN cần những gì?

Có thể xét nghiệm ADN trên nhiều mẫu khác nhau như tế bào niêm mạc miệng, cuống rốn, răng, xương, chân tóc, mẫu mô, mẫu máu,… Kết quả nhận được khi xét nghiệm trên các mẫu này không khác biệt nhiều và có độ chính xác cao. Từ khi đứa bé chưa ra đời đã có thể xét nghiệm ADN bằng mẫu tế bào dịch ối thai nhi. Đồng thời, bất kỳ độ tuổi nào cũng xét nghiệm ADN được. Vì hệ gen được thiết lập ngay khi thụ thai và tiếp tục duy trì bền vững. Thế xét nghiệm ADN cần những gì và cách lấy mẫu thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Dùng mẫu máu

Xét nghiệm ADN cần những gì? Cách phổ biến nhất hiện nay để kiểm tra huyết thống là xét nghiệm ADN bằng máu, vì cách thực hiện đơn giản. ADN trong máu không bị biến tính do môi trường, độ ổn định cao và nhanh có kết quả.

xet-nghiem-adn-can-nhung-gi-2
Lấy mẫu máu để xét nghiệm ADN

Cách thực hiện như sau:

  • Liên hệ cơ sở xét nghiệm, trung tâm y tế để chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu cần thiết.
  • Rửa sạch tay, chuẩn bị giấy lấy mẫu, bút bấm lấy mẫu, đầu bấm tiệt trùng.
  • Viết tên hoặc ký hiệu của người lấy mẫu phân tích lên thẻ dùng để lấy mẫu máu.
  • Dùng bông tẩm cồn lau sạch ngón tay giữa (hoặc gót chân ở trẻ dưới 1 tuổi).
  • Lắp đầu bút bấm vào và tháo vỏ bảo vệ.
  • Đặt đầu bút bấm lên đầu ngón tay (hoặc gót chân của bé), tiến hành bấm nút để trích máu thu mẫu.
  • Nhẹ nhàng bóp đầu ngón tay đến khi thu được 1 giọt máu.
  • Để giấy thấm giọt máu, cần áp ngón tay vào vòng tròn của giấy thu mẫu.
  • Dùng bông tẩm cồn lau đầu ngón tay, để máu không thấm ra cần giữ vị trí trích.
  • Giữ giấy thu mẫu máu và để khô lại khoảng 10 phút, rồi gấp lại cho vào phong bì có chữ ký. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp lấy mẫu máu tương tự các xét nghiệm khác trên bệnh phẩm là máu.
  • Phải lấy mẫu máu ở cả 2 người cần xác định quan hệ huyết thống, đồng thời gửi kèm giấy đề nghị phân tích ADN và chờ đợi kết quả.

Dùng mẫu tế bào ở niêm mạc miệng

Có thể sử dụng tế bào niêm mạc ở mọi lứa tuổi để xét nghiệm ADN. Thực hiện tại nhà hoặc trung tâm y tế đều được. Các bước lấy mẫu cụ thể như sau:

  • Trước khi lấy mẫu khoảng 4 tiếng, người lấy mẫu cần hạn chế ăn uống, nhất là cà phê, trà, sữa hay hút thuốc.
  • Rửa tay 3 lần, súc miệng sạch sẽ với nước ấm trước khi lấy mẫu.
  • Để thu thập tế bào của má trong (niêm mạc miệng), cần dùng tăm bông khử trùng quệt đầu xoay nhẹ khoảng 30 lần khắp các bề mặt bên trong má.
  • Ở mỗi người phải lấy 3 mẫu tế bào niêm mạc miệng (tức là 3 mẫu tăm bông).
  • Để các mẫu khô tự nhiên ít nhất 15 phút trong không khí. Tiếp theo, lưu ý giữ mẫu sạch và tránh để đầu bông chạm vật.
  • Tăm bông cần được đưa vào bao bì chứa mẫu để bảo quản và ghi thông tin đầy đủ.
  • Phải lấy mẫu ở cả 2 người cần xác định quan hệ huyết thống, đồng thời gửi kèm giấy đề nghị phân tích ADN và chờ đợi kết quả.

Dùng mẫu tóc có chân

Xét nghiệm ADN cần những gì? Xét nghiệm ADN bằng tóc mang đến hiệu quả tốt như các loại mẫu khác. Mọi lứa tuổi đều có thể xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ sơ sinh hoặc trường hợp tóc quá mỏng, khó để nhổ cả phần chân tóc.

xet-nghiem-adn-can-nhung-gi-4

Dùng mẫu tóc để xét nghiệm ADN cũng mang đến kết quả chính xác cao

Các bước thực hiện như sau:

  • Tiến hành nhổ khoảng 5 – 7 sợi tóc có chân rồi đặt lên giấy A4 trắng sạch. Lúc này, chân tóc sẽ dính lên bề mặt giấy.
  • Mẫu tóc cần được gói cẩn thận, viết thông tin và tên người cho mẫu có chữ ký kèm theo. Sau đó, đưa mẫu vào phong bì đã ghi tên tương ứng.
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ hai mẫu tóc cần xét nghiệm ADN thì bỏ chung trong bì giấy lớn. Tiếp theo, gửi cùng giấy đề nghị phân tích ADN và chờ đợi kết quả.

Dùng mẫu móng chân, tay

Xét nghiệm ADN bằng móng tay, móng chân cũng được sử dụng như một loại mẫu xét nghiệm ADN. Cách lấy mẫu đúng yêu cầu như sau:

  • Rửa sạch móng chân, tay của người cần lấy mẫu.
  • Tiến hành cắt móng chân, tay sao cho có tối thiểu 40 mg mẫu.
  • Dùng giấy A4 trắng sạch gói mẫu cẩn thận, viết thông tin người cho mẫu kèm chữ ký, rồi cho vào phong bì ghi thông tin tương ứng.
  • Cho mẫu xét nghiệm của cả 2 người cần phân tích vào chiếc bao bì lớn. Tiếp theo, gửi cùng giấy đề nghị phân tích ADN và chờ đợi kết quả.

Dùng mẫu sinh thiết gai nhau và nước ối

Hình thức xét nghiệm ADN này không được khuyến khích, vì việc sinh thiết gai nhau và chọc ối xét nghiệm ADN tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, bác sĩ chỉ cho phép chọc ối trong trường hợp đặc biệt như xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh. Có thể thực hiện việc chọc ối lấy mẫu ADN thai nhi khi em bé đạt tối thiểu 15 tuần tuổi. Để xét nghiệm cần ít nhất 2 – 5 ml nước ối.

Xét nghiệm ADN cần những gì? Bên cạnh các mẫu ở trên, chúng ta có thể dùng dịch cơ thể, mẫu cuống rốn sau khi rụng,… để xét nghiệm ADN, nhưng các phương pháp này ít phổ biến hơn. Tại cơ sở y tế, yêu cầu và cách lấy mẫu sẽ được hướng dẫn cụ thể. Vậy kết quả xét nghiệm ADN có chính xác không? Cần lưu ý những gì khi lấy mẫu?

Lưu ý khi lấy mẫu và mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN

Để đảm bảo mang đến kết quả tối ưu, khi lấy mẫu chúng ta cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nhằm tránh tình trạng lây mẫu từ người lấy mẫu hoặc những người được lấy mẫu, người lấy mẫu phải đeo khẩu trang và găng tay vô trùng (chú ý luôn thay găng mới mỗi lần lấy mẫu cho một người).
  • Tiến hành lấy mẫu cho từng người một. Không được để nhiễm mẫu từ người này sang người khác. Mẫu của mỗi người phải được đựng riêng lẻ hoàn toàn.
  • Để tránh nhầm lẫn, phải ghi rõ tên tuổi người được lấy mẫu giám định bên ngoài túi đựng.

Xét nghiệm ADN có chính xác không? Xét nghiệm ADN chính là sự phân tích mã di truyền, phân tử ADN lưu trữ thông tin qua các thế hệ trong tế bào, từ đó giúp chúng ta xác định được huyết thống. Độ chính xác mà xét nghiệm ADN mang đến đạt từ 99,999% đến 99,99999%. Hiện nay, đây chính là cách nhận định mối quan hệ huyết thống chính xác nhất.

Thắc mắc xét nghiệm ADN cần những gì vừa được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Từ đó, nhanh chóng giải quyết được vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ