Mẹ Bị Viêm Gan B Làm Sao Để Con Không Bị Lây Bệnh?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Bị Viêm Gan B Làm Sao Để Con Không Bị Lây Bệnh?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 17, 2022

Ước tính Việt Nam có hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhiễm virus HBV mạn tính. Bên cạnh đó, nếu không áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả thì 90 – 95% trẻ sinh ra bởi mẹ bị viêm gan B cũng nhiễm bệnh. Do đó, nhiều bạn đọc thắc mắc mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị lây bệnh?

Các bác sĩ cho biết, virus HBV chủ yếu lây truyền theo đường từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, bệnh còn lây qua việc truyền máu, quan hệ tình dục. Tỷ lệ lây viêm gan B từ mẹ sang con sẽ còn phụ thuộc vào thời điểm thai phụ mắc bệnh. Cụ thể, tỷ lệ là 1% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tỷ lệ này sẽ là 10% ở 3 tháng giữa. Trường hợp mẹ bầu nhiễm bệnh ở 3 tháng cuối, tỷ lệ truyền bệnh cho con lên đến 60 – 70%. 

Hiện chưa có ghi nhận về việc lây virus HBV cho con ở giai đoạn mang thai, chủ yếu là truyền bệnh trong lúc sinh, bao gồm: Máu từ nhau thai bong tróc truyền sang cho con; sản dịch, máu của người mẹ lây bệnh cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh nuốt hoặc hít phải dịch có virus HBV từ mẹ. Dù là sinh mổ hay sinh thường, mẹ vẫn có thể truyền bệnh viêm gan B cho con. Vậy mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị bệnh?

Để làm giảm nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang trẻ sơ sinh, các bác sĩ khuyến cáo: Trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng bệnh viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau khi chào đời. Khi đó, trẻ sẽ có hơn 95% cơ hội không nhiễm bệnh viêm gan B sau này. Nếu tiêm quá muộn hoặc chủng ngừa không đúng cách, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị lây bệnh?
Trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng bệnh viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau khi chào đời

Trường hợp mẹ bầu nhiễm bệnh viêm gan B có HBsAg dương tính (đang tồn tại virus HBV trong cơ thể) và HBeAg âm tính (virus HBV không sinh sôi) thì ngay sau khi chào đời, trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin HBV thông thường cùng 1 liều Immunoglobulin. Trẻ cần tiêm nhắc lại vắc xin khi được 2 và 4 tháng tuổi. 

Nếu mẹ có kết quả HBsAg và HBeAg đều dương tính thì trẻ sẽ được 1 mũi vắc xin viêm gan B thông thường cùng 2 liều Immunoglobulin. Những mũi vắc xin tiếp theo sẽ được tiêm khi trẻ 2 và 4 tháng tuổi. Loại vắc này nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ sơ sinh.

Giải đáp câu hỏi thường gặp

Nhiều chị em lúng túng khi biết mình bị viêm gan B khi đi khám thai và thắc mắc có thể tiến hành tiêm vắc xin không? Một số bạn đọc khác băn khoăn nếu đang dùng thuốc điều trị viêm gan B mà có thai thì liệu thuốc sẽ tác động ra sao đến em bé?

Theo các bác sĩ, chị em bị viêm gan B muốn có thai cần đến cơ sở y tế thăm khám tại chuyên khoa gan mật. Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết hơn về tình trạng bệnh của bạn, đánh giá viêm gan B ở giai đoạn nào và có cần chữa trị hay không. Nếu bệnh còn nhẹ, không xuất hiện triệu chứng, chị em đang sống “hòa bình” với virus HBV thì không cần chữa trị. Ở trường hợp này, bệnh nhân có thể sinh con như mong muốn rồi tiến hành điều trị sau.

Giải đáp câu hỏi thường gặp
Chị em bị viêm gan B muốn có thai cần đến cơ sở y tế thăm khám tại chuyên khoa gan mật

Nếu chị em mắc bệnh viêm gan B nặng, đang bùng phát, mắc chứng suy tế bào gan, xơ gan nghiêm trọng hoặc gặp những biến chứng khác về gan thì phải ưu tiên tiến hành chữa trị, chưa nên có thai. Trong trường hợp mang thai rồi mới biết bản thân mắc bệnh viêm gan B hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm virus HBV (từ chồng) thì tiêm vắc xin vẫn là biện pháp an toàn, không tác động đến em bé. Thế nhưng, mẹ bầu không nên chích ngừa trong tam cá nguyệt đầu tiên, hãy tiêm ở những tháng sau đó.

Trường hợp chị em có thai khi đang chữa trị viêm gan B, nếu không tiếp tục điều trị sẽ khiến bệnh bùng phát, tác động đến sức khỏe của cả bản thân và đứa con trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa gan mật thăm khám, tư vấn về những lợi ích và nguy cơ của việc có thai khi đang sử dụng thuốc. 

Nhiều bạn đọc cũng băn khoăn người mẹ bị nhiễm virus HBV có nên cho con bú không? Nếu cho trẻ bú sữa mẹ liệu có an toàn? Theo các bác sĩ, nếu bé đã được vắc xin và huyết thanh bảo vệ thì vẫn nên cho bú mẹ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất, sở hữu nhiều kháng thể hữu ích. Bên cạnh đó, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus HBV lây truyền qua đường sữa mẹ. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bị nứt hay chảy máu đầu vú thì nên cân nhắc cho trẻ bú sữa bình. Ngoài ra, trường hợp mẹ có dùng thuốc phòng ngừa lây virus HBV cho thai nhi (Tenofovir) thì phải ngưng sử dụng ngay khi sinh. Sau đó mới được cho trẻ bú. 

Người mẹ bị nhiễm virus HBV có nên cho con bú không?
Nếu bé đã được vắc xin và huyết thanh bảo vệ thì vẫn nên cho bú mẹ

Tóm lại, mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị bệnh? Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác, phù hợp với thể trạng của bạn và thai nhi. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ