Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 9, 2022
Mục Lục Bài Viết
Theo các bác sĩ, dù lựa chọn sinh mổ hay sinh thường thì khả năng lây nhiễm virus HBV từ mẹ sang con là như nhau. Bởi vì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cho thấy tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con ở biện pháp sinh nào cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ bị nhiễm virus HBV ở trẻ sơ sinh không hoàn toàn liên quan đến phương pháp sinh.
Do đó, để đưa ra lựa chọn mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Quyết định sinh bằng phương pháp nào sẽ cần dựa vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu cũng như điều kiện kinh tế. Thay vì lo nghĩ bản thân nên chọn cách sinh nào, mẹ bầu nên tìm hiểu về những biện pháp ngăn ngừa viêm gan B từ trước và sau khi sinh để hỗ trợ làm giảm tỷ lệ lây truyền bệnh cho trẻ.
Chúng ta vừa biết mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cơ chế lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con nhé. Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua 3 con đường chính: Máu, tình dục và từ mẹ sang con. Với trường hợp lây từ mẹ sang con, virus HBV có thể truyền từ thai phụ sang em bé ở giai đoạn mang thai và chuyển dạ sinh nở.
Máu của mẹ và em bé không tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn mang thai. Em bé sẽ nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua nhau thai. Hàng rào nhau thai rất dày ở 24 tuần đầu nên khả năng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang bé là không có.
Hàng rào nhau thai sẽ mỏng dần đi từ tuần thứ 25. Lúc này, các mô liên kết cũng giảm đáng kể. Vào những tuần cuối thai kỳ, chỉ với một chấn động nhẹ cũng có thể khiến hàng rào nhau thai bị tổn thương. Khi nhau thai bị tổn thương, em bé sẽ tiếp xúc với máu của mẹ và làm lây nhiễm virus HBV. Thế nhưng tỷ lệ lây viêm gan B trong giai đoạn có thai là không đáng kể.
Cơ tử cung sẽ co thắt trong lúc chuyển dạ. Những mạch máu tại vị trí nhau bám cũng co thắt theo khiến máu người mẹ có khả năng tiếp xúc với máu của trẻ một cách trực tiếp làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus HBV. Đồng thời, trong lúc sinh nở, em bé cũng có khả năng bị lây virus viêm gan B từ mẹ khi tiếp xúc với dịch âm đạo. Trong quá trình sinh nở, tỷ lệ lây virus HBV từ mẹ sang con cụ thể như sau:
Không phải lúc nào virus viêm gan B cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nghĩa là thai phụ hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ con mình, tránh tình trạng bị nhiễm virus HBV. Tỷ lệ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con sẽ còn phụ thuộc vào thời điểm, các phương pháp điều trị, phòng ngừa trong giai đoạn mang thai. Để làm giảm tỷ lệ truyền virus HBV từ mẹ sang con đến mức thấp nhất, mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B cần chú ý:
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để kiểm tra và đảm bảo sức khỏe cho thai phụ. Thông qua việc thăm khám, mẹ bầu bị viêm gan B sẽ nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa trong từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh việc thăm khám, thai phụ cần thực hiện một số xét nghiệm viêm gan B theo định kỳ. Qua đó, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện bệnh viêm gan B ở mẹ bầu và đưa ra phác đồ chữa trị cũng như áp dụng phương pháp ngăn ngừa lây truyền virus cho thai nhi.
Nếu chị em đã nhiễm virus HBV từ trước khi mang thai thì sẽ cần tiến hành xét nghiệm viêm gan B. Việc làm này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng hoạt động của virus. Thông qua kết quả xét nghiệm, thai phụ sẽ biết bản thân đang ở giai đoạn nào của bệnh, virus liệu có đang phát triển mạnh hay không.
Mẹ bầu dương tính với HBsAg cần làm xét nghiệm HBsAg (+) để đánh giá mức độ ADN và Anti-HBe hoặc HBeAg với những xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm đề ra phương hướng chữa trị phù hợp. Nếu virus HBV đang ở thể hoạt động thì mẹ bầu cần bắt đầu uống thuốc để phòng chống tình trạng lây lan virus cho thai nhi và phải kéo dài đến sau khi lâm bồn khoảng 1 – 2 tháng. Nếu HBsAg (-) âm tính thì mẹ bầu sẽ được chủng ngừa vắc xin giúp phòng chống virus. Loại vắc xin này không chống chỉ định với mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú.
Theo WHO và chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm vắc xin chính là biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng lây nhiễm virus HBV cho trẻ hiệu quả, an toàn nhất.
Trẻ sơ sinh được khuyến cáo chủng ngừa vắc xin viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau khi sinh. Trẻ được tiêm càng sớm thì hiệu quả phòng bệnh sẽ càng cao. Ước tính có khả năng ngăn ngừa được 85 – 90% những trường hợp lây bệnh từ mẹ sang con. Tối ưu nhất là tiêm trong vòng 12 giờ đầu, trẻ sẽ có 95% cơ hội không bị nhiễm virus viêm gan B. Hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm dần theo từng ngày và không mang đến hiệu quả nếu chủng ngừa sau 7 ngày từ lúc em bé ra đời.
Tiêm vắc xin HBV cho trẻ sơ sinh từ sớm giúp phòng ngừa nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang. Bên cạnh đó, điều này còn giúp bảo vệ bé không bị nhiễm bệnh từ những thành viên khác trong gia đình thông qua việc tiếp xúc trực tiếp vào vết xước chảy máu. Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus HBV sẽ có khoảng 90% nguy cơ chuyển sang giai đoạn mạn tính khi trưởng thành. Trong đó, ước tính 25% tử vong vì bệnh ung thư, xơ gan.
Chủng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh được chia thành các trường hợp dưới đây:
Tóm lại, trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan B phải tiến hành tiêm kháng thể Globulin và vắc xin HBV trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Việc làm này giúp làm giảm tỷ lệ lây truyền virus HBV đến mức thấp nhất.
Mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B nên ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học để làm giảm áp lực cho gan và giúp bộ phận này hoạt động tốt hơn. Đầu tiên, cần tiến hành xây dựng thực đơn cân bằng dưỡng chất, khoa học để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Từ đó có thể giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Thai phụ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu khoáng chất, Vitamin hữu ích thông qua những loại rau quả tươi.
Gan sẽ phải làm việc hết công suất khi tiêu thụ thực phẩm kém lành mạnh, khiến nó bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, thai phụ cần tránh bổ sung thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh. Vì chúng có thể làm sức khỏe của bản thân và thai nhi bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, thai phụ cũng không nên dùng chất kích thích gây hại.
Bên cạnh đó, thai phụ nên tập thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp để hỗ trợ cơ thể giải độc và trao đổi chất tốt hơn. Những bài tập mẹ bầu nên thực hiện gồm có thiền, yoga, đi bộ,… Đặc biệt, luyện tập yoga thường xuyên trong thời gian mang bầu sẽ giúp thai phụ và em bé mạnh khỏe hơn. Ngoài ra đây còn là cách gia tăng sự thân thiết, kết nối giữa bé và mẹ. Yoga còn hạn chế nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân.