Chữa Đái Dầm Bằng Rau Ngót Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Trang chủ > Nhi khoa > Chữa Đái Dầm Bằng Rau Ngót Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 12, 2021

Chữa đái dầm bằng rau ngót có hiệu quả như lời đồn? Cách thực hiện ra sao? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp trong bài viết này, mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

Tại sao có thể dùng rau ngót để chữa đái dầm cho bé?

Trong cuộc sống hằng ngày, rau ngót được sử dụng như một loại thực phẩm, chế biến được nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Vì rất lành tính và sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao như tỉ lệ đạm gấp 3 lần so với rau muống, gần như ngang bằng với đậu đũa, đậu ván,… Bên cạnh đó, khoáng chất và Vitamin trong rau ngót cũng rất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài là thực phẩm bổ dưỡng, được mọi người yêu thích, trong Đông y rau ngót được xem như loại thuốc quý vì có tính bình, vị ngọt, giúp thải độc, lương huyết, lợi tiểu nên được sử dụng để chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.

Vậy chữa đái dầm bằng rau ngót được không? Đương nhiên là được, nếu mẹ biết cách thực hiện sao cho chính xác. Xem tiếp bài viết để cùng tìm hiểu nhé!

chua-dai-dam-bang-rau-ngot-1
Thành phần của rau ngót có thể chữa chứng đái dầm

>> Mẹ tham khảo:

Top 3 cách chữa đái dầm bằng rau ngót

Dưới đây là 3 cách chữa đái dầm bằng rau ngót vừa dễ làm lại hiệu quả, mẹ hãy tham khảo nhé:

Cách 1: Dùng nước ép rau ngót

Đây là cách chữa đái dầm bằng rau ngót vô cùng đơn giản mà mẹ có thể thực hiện ngay. Đầu tiên, hãy mua một bó rau ngót tươi, tiếp đến mẹ cần bỏ hết phần lá úa rồi đem đi rửa sạch, để ráo nước.

Sau đó, đem giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đổ thêm nửa lít nước sôi vào khuấy đều. 5 phút sau, khi lá và cặn đã lắng xuống dưới, mẹ gạn lấy phần nước để cho bé uống. Trẻ cần dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 10 phút. Tình trạng đái dầm sẽ giảm bớt sau 3 đến 4 ngày uống nước ép rau ngót.

Cách 2: Ăn cháo rau ngót

Để nấu cháo rau ngót mẹ cần chuẩn bị rau ngót, gạo, đậu xanh, ếch và các loại gia vị. Đầu tiên, mẹ hãy rửa sạch rau ngót, nhớ bỏ phần lá úa rồi đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến, đem ếch đã được làm sạch thái ra từng khúc nhỏ, mẹ có thể lọc riêng phần thịt ếch thì càng tốt.

Trong khi đó, đậu xanh và gạo sau khi vo sạch đem đi nấu nhừ thành cháo. Sau cùng, cho ếch và rau ngót vào khi cháo chín, thêm chút gia vị. Bé cần dùng cháo rau ngót trong vòng 3 ngày liên tục để phát huy hiệu quả cao nhất.

chua-dai-dam-bang-rau-ngot-2
Cháo rau ngót chữa chứng đái dầm hiệu quả

Cách 3: Uống nước rau ngót luộc

Nếu bé không thích uống nước ép rau ngót tươi, mẹ có thể thực hiện cách thứ 3 là cho trẻ uống nước rau ngót luộc thay cho nước lọc. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mẹ hãy chọn một bó rau ngót bỏ hết phần lá úa, rửa qua nước muối rồi đem luộc cho chín. Sau đó, lấy nước luộc để nguội và cho bé dùng. Chứng đái đái dầm của trẻ sẽ được chữa trị nhanh chóng.

Lưu ý, cả 3 cách chữa đái dầm bằng rau ngót này đều rất dễ thực hiện và đem đến hiệu quả nhất định, làm giảm chứng đái dầm cho trẻ, nhưng không phải là phương pháp giải quyết dứt điểm vấn đề.

Nếu cần được tư vấn cách chữa đái dầm theo Tây y, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách hạn chế đái dầm cho trẻ nhỏ

Ngoài cách chữa đái dầm bằng rau ngót, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khác thông qua quá trình chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

Mẹ nên cho bé uống nước vào ban ngày, hạn chế cho trẻ uống nước vào ban đêm. Và mẹ cũng đừng để bé bị khát nước.

Tránh để bé dùng những thực phẩm có vị ngọt nhân tạo như kẹo, nước uống có ga,…

Hình thành thói quen đi vệ sinh cho trẻ ít nhất 2 lần trước khi ngủ.

Mẹ cần giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, trò chuyện với trẻ về tình trạng đái dầm một cách nhẹ nhàng, tránh la mắng bé.

Massage bụng dưới của trẻ bằng dầu ô-liu để tăng cường các cơ tiết niệu, cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang.

chua-dai-dam-bang-rau-ngot-3
Massage bụng dưới cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ cho mẹ những cách chữa đái dầm bằng rau ngót và các lưu ý hữu ích. Nếu còn câu hỏi nào khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
[Giải Đáp Nhanh] Có Nên Dán Miếng Hạ Sốt Vào Chỗ Tiêm Không?
Bài viết tiếp theo
Hỏi Đáp: Vì Sao Lông Mày Trẻ Sơ Sinh Có Vảy?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1