6 Tác Dụng Của Lá Hẹ Đối Với Trẻ Sơ Sinh Không Phải Ai Cũng Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > 6 Tác Dụng Của Lá Hẹ Đối Với Trẻ Sơ Sinh Không Phải Ai Cũng Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 17, 2021

Lá hẹ được xem là một trong những “thần dược” có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường găp ở trẻ sơ sinh vô cùng an toàn và hiệu quả. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 6 tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh, bạn hãy lưu lại để sử dụng khi cần nhé!

Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ

Trước khi đi tìm hiểu tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh, chúng ta cùng điểm qua về thành phần dinh dưỡng của nó để biết lý do vì sao lá hẹ lại có nhiều công dụng như vậy nhé!

Lá hẹ còn được gọi là khởi dương thảo, cửu thái, trong lá hẹ có chứa các chất như allcin, saponin, sunfua, odorin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và diệt khuẩn rất tốt.

Ngoài ra, lá hẹ có mùi hăng, vị chua, tính ấm, có khả năng cầm máu, giải độc, tiêu đờm và làm ấm cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Lá hẹ không những có thể sử dụng để chế biến thức ăn mà còn được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ trong Đông Y.

tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh -1
Trong lá hẹ có chứa các chất như allcin, saponin, sunfua, odorin có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn.

Top 6 tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh

Lá hẹ có rất nhiều công dụng, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý sơ sinh mang lại hiệu quả rất tốt. Cụ thể, có thể kể đến 6 tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh dưới đây:

1. Tác dụng trị ho cho trẻ sơ sinh

Lá hẹ khi kết hợp với đường phèn sẽ giúp khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, cách trị ho bằng lá hẹ này rất an toàn, không hề gây vấn đề gì cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Bạn hãy lấy vài lá hẹ, rửa sạch, cho vào 1 cái chén nhỏ và bỏ đường phèn vào. Rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong thì chắc lấy nước và cho trẻ uống.
  • Cho trẻ uống từ 2 – 3 lần ngày và chỉ cần kiên trì thực hiện khoảng 3 – 5 ngày thì tình trạng ho của trẻ sẽ được cải thiện.
  • Bên cạnh đường phèn, mẹ có thể kết hợp lá hẹ với những thực phẩm khác như hoa đu đủ, nghệ, chanh… cũng có thể giúp trẻ giảm ho nhanh chóng.

Bên cạnh lá hẹ, mẹ có thể tham khảo thêm trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm. Dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, điều trị cảm lạnh nên được áp dụng để điều trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh - 2
Trẻ sẽ nhanh chóng hết ho khi sử dụng lá hẹ.

2. Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh – Giúp giảm đau họng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị đau họng kéo dài, mẹ cũng có thể sử dụng lá hẹ kết hợp với chanh và nghệ để khắc phục tình trạng đau họng, giúp bé dễ thở hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 3 – 4 lá hẹ, 1 ít nghệ tươi (cắt nhỏ), vài viên đường phèn, nửa quả chanh. Rửa sạch và cho tất cả vào 1 chiếc bát sạch rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.
  • Sau đó mẹ chắc lấy nước và cho trẻ uống khoảng 2 lần/ ngày, uống liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày để tình trạng đau họng được khắc phục hiệu quả.
Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh - 3
Một trong những tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh là chữa đau họng.

3. Lá hẹ giúp giảm đau khi mọc răng cho trẻ

Ngoài công dụng chữa ho và đau họng, lá hẹ còn có tác dụng giúp trẻ giảm đau khi mọc răng rất tốt.

Cụ thể, mẹ nên thực hiện như sau:

  • Lấy lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, tiếp đến mẹ lọc lấy nước cốt và sử dụng nước cốt này để thoa đều lên nướu của trẻ. Việc mọc răng của trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu tình trạng đau, sốt hiệu quả.
  • Lưu ý là mẹ nên xoa nhẹ nhàng vào vùng nướu răng và vị trí mọc răng, tránh xoa quá mạnh vì sẽ làm tổn thương đến trẻ.

Có một số trường hợp trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài. Đây là biểu hiện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ đi ngoài 6 – 8 lần thì bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh - 4
Lá hẹ giúp giảm cảm giác đau khi mọc răng cho bé rất tốt.

4. Tác dụng chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là khả năng chữa tưa lưỡi nhanh chóng. Bởi vì khả năng kháng khuẩn, nên lá hẹ có thể chống lại các tác nhân gây tưa hay nấm lưỡi ở trẻ.

Cụ thể, nếu trẻ bị tưa lưỡi, mẹ cần: 

  • Giã nát lá hẹ đã rửa sạch sau đó lọc lấy nước cốt. Sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng, thấm vào nước cốt vừa chắt ra, rồi rơ lưỡi cho trẻ. Kiên trì thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ ngày thì tình trạng tưa lưỡi sẽ cải thiện rất tốt.
  • Lưu ý là nên thực hiện rơ lưỡi khi trẻ đang đói bụng hoặc sau khi trẻ bú được 2 tiếng để tránh hiện tượng nôn trớ.

Rơ lưỡi rất cần thiết vì giúp miệng trẻ loại bỏ được vi khuẩn, mùi hôi, tránh được nguy cơ bệnh. Vậy ngoài hẹ thì mẹ còn có thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Mẹ có thể dùng muối sinh lý, rau ngót hoặc nước ấm nhé.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
Lá hẹ giúp cải thiện tình trạng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.

5. Trị táo bón và tiêu chảy bằng lá hẹ

Một trong những công dụng đặc biệt phải kể đến của lá hẹ đó là chữa táo bón và tiêu chảy. Trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy hay táo bón mà không thể dùng thuốc thì có thể sử dụng lá hẹ thay thế.

Cách tiến hành:

  • Mẹ hãy nấu một nồi cháo loãng, sau khi nấu cháo chín thì cho lá hẹ đã rửa sạch và cắt khúc vào trộn đều. Nấu thêm khoảng 5 – 10 phút là có thể ăn.
  • Để dễ ăn hơn, mẹ có thể nêm 1 ít gia vị nhẹ.
  • Kiên trì tiến hành khoảng 5 – 10 ngày, tình trạng tiêu chảy và táo bón ở trẻ sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh -5
Một trong những công dụng đặc biệt phải kể đến của lá hẹ đó là chữa táo bón và tiêu chảy.

6. Trị đái dầm bằng lá hẹ

Nếu trẻ sơ sinh bị đái dầm quá nhiều, thì mẹ cũng có thể giúp trẻ giảm thiểu tình trạng này bằng cách sử dụng lá hẹ.

Cách thực hiện:

  • Mẹ có thể nấu cháo lá hẹ cho trẻ ăn như khi trẻ bị táo bón, tiêu chảy.
  • Hoặc giã nhỏ lá hẹ, sau đó, lọc lấy nước cốt rồi pha loãng với nước sôi nguội để cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Trẻ sẽ sớm không còn đái dầm liên tục nữa sau khi áp dụng cách làm trên trong khoảng 10 ngày.

Để chữa chứng đáy dầm ở trẻ sơ sinh thì ngoài hẹ, mẹ có thể tham khảo thêm chữa đáy dầm bằng rau ngót.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh -6
Lá hẹ có thể cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ rất hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng lé hẹ đối với trẻ sơ sinh

Mặc dù lá hẹ có rất nhiều công dụng đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, khi sử dụng lá hẹ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng lá hẹ cho trẻ, bởi vì có một số người thuộc thể trạng bốc hỏa, âm suy thì không nên dùng lá hẹ.
  • Lá hẹ sẽ sinh ra chất độc hại nếu kết hợp với thịt bò, mật ong, thịt trâu, gây tình trạng đau bụng, khó tiêu. Do đó, không nên nấu chúng những thực phẩm này với nhau.
  • Không nên sử dụng lá hẹ trong thời gian quá dài và liên tục với số lượng lớn, vì một số trường hợp lạm dụng quá mức sẽ gây tình trạng đau dạ dày.
  • Những trường hợp bị dị ứng với hành tây, hành lá… thì cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng lá hẹ.
  • Nếu trẻ bị bệnh ở mức độ nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì thay vì sử dụng lá hẹ, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để thăm khám cũng như nhận tư vấn điều trị phù hợp, an toàn hơn cho trẻ.

Mong rằng những thông tin trên đây về tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức hữu ích khi chăm và nuôi con. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các bác sĩ chuyên khoa của Đa khoa Phương Nam nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người