Lá tía tô được xem là một vị thuốc trong Đông Y, do đó, nó có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Hiện nay, rất nhiều cha mẹ đã biết cách sử dụng lá tía tô để chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh cho trẻ sơ sinh thay vì sử dụng thuốc tây. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh, mẹ hãy lưu lại để sử dụng khi cần nhé!
Lá tía tô còn được gọi là tô diệp, từ lâu, tía tô đã được xem như một vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm hay sốt rất hiệu quả. Trong tía tố chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là Aldehyt, có khả năng giảm đau, loại bỏ vi khuẩn và tinh dầu chứa các thành phần chính gồm aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,… giúp chống oxi hóa, giảm sưng viêm, chống dị ứng.
Tía tô rất dễ ăn và chế biến, đặc biệt, dinh dưỡng có trong tía tô không những an toàn mà còn rất tốt đối với trẻ sơ sinh. Do vậy, phụ huynh có thể yên tâm khi sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh cho trẻ.
Top 5 tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Thực tế thì các bài thuốc từ lá tía tô đã được sử dụng rất phổ biến từ rất lâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng và tận dụng nó vào đời sống hàng ngày. Ở phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn top 5tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh cũng như cách áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng lưu ý nhé!
1. Lá tía tô có tác dụng hạ sốt
Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh được ứng dụng nhiều nhất đó là khả năng hạ sốt. Với đặc tính kháng viêm, giải cảm, tiêu đờm, lá tía tô có thể dùng để giúp trẻ hạ sốt hiệu quả khi bị sốt.
Cụ thể, mẹ có thể tiến hành như sau:
Đối với trẻ uống sữa công thức: Mẹ giã nhỏ 1 ít lá tía tô, pha với nước ấm và cho trẻ uống ngày 3 lần.
Đối với trẻ bú mẹ: Mẹ giã nhỏ tía tô và lọc lấy nước cốt để uống, sau đó cho trẻ bú. Tình trạng sốt của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Đối với trẻ đang chuẩn bị đi tiêm phòng, mẹ cũng có thể áp dụng cách này để trẻ không bị sốt sau khi tiêm.
*Lưu ý: Bởi vì có tác dụng hạ sốt, nên lá tía tô sẽ khiến trẻ ra nhiều mô hôi, cha mẹ hãy dùng khăn sạch lau cơ thể cho bé nếu bé ra nhiều mô hôi nhé!
Công dụng tiếp theo của lá tía tô là khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ sơ sinh. Bởi khả năng chống viêm, giúp long đờm một cách nhanh chóng.
Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Lấy khoảng 20g lá tía tô, 5g hoa khế và 10g hoa đu đủ đực, mang rửa sạch rồi ngâm nước muối trong vòng 15 phút.
Tiếp theo, mẹ giã nhỏ 3 loại lá này, lọc lấy nước cốt, trộn chung với 1 ít đường phèn sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút.
Cho trẻ uống từ 3 – 5 lần/ ngày và thực hiện liên tục cho đến khi trẻ hết ho.
*Lưu ý: Phương pháp giảm ho này sẽ an toàn và hiệu quả hơn nếu áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Nên mẹ hãy lưu ý nhé!
Trường hợp bé bị ho vào ban đêm, mẹ có thể tham khảo cách chữa ho cho bé khi ngủ. Trường hợp này bên cạnh việc chữa bằng các phương pháp lại nhà, mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước, giữ ấm cho trẻ và massage kết hợp để trẻ ngủ tốt hơn.
3. Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh – Chữa rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi thời tiết nóng quá mức. Lúc này, mẹ có thể sử dụng lá tía tô để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da cho bé.
Đem lá tía tô ngâm nước muối trong khoảng 15 phút để làm sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt.
Tiếp theo, mẹ mang nước cốt hòa vào nước lạnh, rồi đun sôi. Dùng nước này tắm cho bé mỗi ngày cho đến khi hết rôm xảy.
Lưu ý: Trường hợp trẻ đang bị trầy xước hay có vết thương ngoài da thì không nên tắm cho trẻ bằng lá tía tô vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
4. Tác dụng giải cảm của lá tía tô
Để giải cảm nhanh chóng cho bé mà không cần phải dùng thuốc, mẹ có thể sử dụng lá tía tô để giúp bé ra mồ hôi nhanh, từ đó, cải thiện cảm cúm hiệu quả.
Với trường hợp này, mẹ nên thực hiện như sau:
Sử dụng lá tía tô, lá bạc hà, sả, ngâm nước muối 15 phút sau đó đun sôi. Sau đó, để nguội bớt và cho bé xông hơi.
Thực hiện khoảng 1 – 2 lần hoặc cho đến khi trẻ hết cảm.
Với cách này mẹ lưu ý là tiến hành hết sức cẩn thận, tránh khiến bị bị ngột hơi hay bỏng.
5. Giải cảm bằng lá tía tô
Bên cạnh cách xông hơi, thì nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể áp dụng cách giải cảm cho bé với cháo tía tô.
Cách thực hiện chi tiết như sau:
Mẹ mang lá tía tô ngâm với nước muối khoảng 15 phút, sau đó cắt nhỏ.
Tiếp đến, nấu cháo cho đến khi chín thì cho trứng, gừng và lá tía tô vào khuấy đều.
Cho trẻ ăn cháo tía tô sẽ giúp giải cảm rất nhanh chóng.
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Mặc dù các tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là rất tốt, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lá tía tô cần được rửa sạch sẽ và ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng, như vậy mới loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn.
Có một số trường hợp sẽ phát sinh dị ứng với lá tía tô, do đó, mẹ hãy sử dụng một lượng nhỏ trên tay bé trước, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục dùng cho mục đích khác.
Không sử dụng lá tía tô cho vết xước hay vết thương hở để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Không phải lúc nào lá tía tô cũng có thể dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên hãy lưu ý về hướng dẫn trước khi thực hiện.
Tránh lạm dụng quá mức lá tía tô trong thời gian dài.
Nếu tình trạng bệnh của trẻ không quá nghiêm trọng mới nên sử dụng lá tía tô để chữa trị. Còn trường hợp bệnh lý của trẻ ở mức nghiêm trọng, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và tìm biện pháp xử lý kịp thời, tránh chuyện ngoài ý muốn xảy ra.
Mong rằng bài viết trên đây về tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh, giúp bạn có thêm các kiến thức để chăm con trẻ. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!