Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Vùng trán, mũi, hai má, cổ, lưng, mông hoặc toàn thân của trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ khi bị mụn kê. Những nốt mụn này sẽ tấy đỏ hơn khi cơ thể bé nóng lên hay da trẻ bị kích thích do tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt, các chất tẩy rửa. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và thường quấy khóc.
Trong thời gian đầu, da sẽ có một vài chấm đỏ, sau đó từ từ lan rộng thành mảng đỏ lớn. Những hạt mụn li ti, mềm sẽ hiện lên trên da bé nếu bạn quan sát kỹ. Bệnh mụn kê còn có cách gọi khác là mụn sữa hay nang kê.
Bệnh kê là một trong những bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh (chiếm 40%), tuy nhiên bệnh khá lành tính nên mẹ hãy bình tĩnh. Bệnh thường bị nhầm lẫn với rôm sảy, tuy nhiên khi bị kê thì bé không bị đau và ngứa như rôm sảy.
Nguyên nhân gây mụn kê đến nay vẫn còn là ẩn số, vì chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả một cách chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua một vài phân tích, phì đại tuyến bã nhờn hay Hormone từ mẹ chuyển sang con có thể khiến trẻ bị mụn kê.
Đa phần, bệnh mụn kê sẽ tự lành và biến mất sau vài tuần hoặc 1 tháng, không gây nguy hiểm gì. Thế nhưng, bé có thể gặp những biến chứng như viêm da, mưng mủ, để lại di chứng suốt đời nếu không được chăm sóc tốt khi bị mụn kê.
Để bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu mẹ không nên quá lo lắng, phải bình tĩnh và chăm sóc bé cẩn thận. Mẹ chỉ cần cho bé mặt quần áo thoáng mát và tạo môi trường thoát mát cho bé là được.
Lưu ý trong thời điểm này mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc bôi nào ngoài chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng của bé xấu hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn cung cấp dinh quan trọng, thiết yếu hằng ngày, đặc biệt sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của bé. Vì thế sau sinh, mẹ nên cẩn thận hơn trong thực đơn hằng ngày của mình. Mẹ nên kiêng các loại hải sản như tôm, ghẹ, cua, …; thức ăn cay nóng; thức ăn nhiều dầu mỡ, … Những loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ và là nguyên nhân khiến bé bị dị ứng, nổi mẩn hoặc mụn kê kéo dài. Thay vào đó mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như trái cây và rau củ để giúp sữa luôn mát.
Một lưu ý nữa là khi mẹ cho bé bú sữa, hãy cẩn thận tránh sữa bắn vào mặt bé. Vì đây có thể là nguyên nhân khiến bé bị mụn kê.
Ngoài việc chăm sóc bé cẩn thận và bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu, mẹ có thể tắm bé từ nước: quả hoặc lá mướp đắng, cây kinh giới, lá riềng, lá khế, hạt kê, hạt mùi. Những nguyên liệu từ thiên nhiên, lành tính được truyền trong dân gian rất hiệu quả, có thể giúp bé thuyên giảm bệnh chỉ sau 1 vài lần tắm.
Các Vitamin B1, B2, A, E, Protein và những loại khoáng chất như Mangan, Sắt, Đồng,… lành tính có trong hạt kê đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Do đó, từ lâu trong dân gian, tắm hạt kê luôn là cách được tin dùng giúp trị mụn kê ở trẻ sơ sinh một cách an toàn và đem đến hiệu quả nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý thực hiện đúng thời điểm với liều lượng hợp lý, tránh gây phản tác dụng, làm làn da bị ảnh hưởng không tốt. Bên cạnh đó, hiệu quả từ cách tắm hạt kê mang đến nhanh hay chậm, sẽ phụ nhiều vào cấu trúc da và cơ địa của bé.
*Lưu ý: Khi tắm hạt kê cho bé hay bất kỳ loại lá nào trong dân gian, mẹ cũng cần lưu ý rửa thật sạch để loại hết bụi bẩn, hóa chất, vi khuẩn độc hại còn tồn đọng trong lá, hạt.
Trên đây là các bước tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy xem thật kỹ trước khi áp dụng. Lưu ý, mẹ nên tắm cho bé vài lần/tuần ở nơi kín gió và chọn thời điểm phù hợp với điều kiện thời tiết nhé!
Đặc biệt nếu sau phương pháp tắm hạt kê chỉ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị kê ở mức độ nhẹ, chưa bị viêm. Còn nếu bé bị nặng thì mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ. Trường hợp chăm sóc tại nhà một thời gian, nhưng tình trạng bé không thuyên giảm mà trở nặng thì mẹ nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.
Bên cạnh việc tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị mụn kê hợp lý và khoa học, điển hình như: