Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị phồng rộp da:
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc có diễn biến phức tạp và là một triệu chứng dị ứng cấp tính. Bệnh được chia thành 3 loại gồm có:
Khi bị viêm da tiếp xúc, trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện ban đầu như da phồng rộp, ngứa, có vảy, khô. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng phát ban trên da, rỉ nước. Bề mặt da rát dữ dội có triệu chứng tương tự như bị bỏng. Sau khi tiếp xúc, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 24 – 36 tiếng.
Bệnh zona thần kinh
Đây là bệnh lý nguy hiểm thường xuất hiện ở người có tiền sử bị thủy đậu. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có khả năng mắc phải. Vào thời điểm chuyển mùa bệnh thường bùng phát. Lúc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch sẽ dẫn đến tình trạng tái hoạt động của vi khuẩn thủy đậu.
Nếu trẻ sơ sinh bị phồng rộp da và cảm thấy đau rát kèm theo biểu hiện mệt mỏi thì chính là triệu chứng điển hình của bệnh zona thần kinh. Vùng da bị phồng rộp sẽ xuất hiện các bọng nước to nhỏ không đều sau 1 – 2 ngày. Sau 1 tuần bệnh có thể tự khỏi, mụn nước vỡ ra, vùng da đóng vảy khô. Thế nhưng bệnh có khả năng tái phát và để lại sẹo.
Chốc lở
Vết loét đỏ trên da chính là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị phồng rộp da do chốc lở. Vết loét đỏ thường xuất hiện tại quanh môi và mũi. Vết loét nhanh chóng trở thành mụn nước, rỉ và vỡ ra rồi tạo thành lớp vỏ màu vàng. Cụm mụn nước có khả năng mở rộng và che phủ da nhiều hơn. Cũng có trường hợp đốm đỏ chỉ phát triển lớp vỏ màu vàng, không xuất hiện vết phồng rộp.
Vết loét có thể gây ngứa và đau. Trẻ sơ sinh thường bị phồng rộp ở khu vực mang tã hoặc tại nếp gấp da. Mụn nước chứa đầy chất lỏng sẽ sớm vỡ ra, để lại một vành có vảy, còn gọi là vòng đệm. Bệnh chốc lở có thể gây sưng, khó chịu, sốt.
Tổn thương da nguyên phát trong bệnh mụn bóng nước bao gồm mụn mủ, bóng nước và mụn nước. Bóng nước là bóng chứa một lượng dịch bên trong có kích thước > 0,5 cm. Mụn nước là bóng chứa dịch bên trong có kích thước < 0,5 cm. Mụn mủ là dạng mụn chứa mủ. Có thể là sang thương nguyên phát (bệnh mụn mủ dưới lớp sừng, mụn mủ đầu chi ở trẻ em) hoặc thứ phát do bội nhiễm.
Sang thương thứ phát gồm sẹo, hạt kê, tróc vảy, loét, vết trợt. Phồng rộp da khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Nếu gãi sẽ làm da bị tổn thương, tấy đỏ, nóng rát. Vậy trẻ sơ sinh bị phồng rộp da có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị phồng rộp da gây ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Triệu chứng này có thể xảy ra khi trẻ mặc quần áo thô cứng hoặc chật chội. Lúc này làn da sẽ bị tách khỏi tầng đáy và hình thành chất lỏng.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như bỏng, da ẩm, côn trùng đốt,… đều có thể gây ra tình trạng rộp da. Bệnh lý phồng rộp, bóng nước ở trẻ có nhiều dạng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây tử vong. Do đó, trẻ nhỏ cần được chẩn đoán và chữa trị sớm. Nhất là những bé bị suy giảm miễn dịch.
Nếu trẻ sơ sinh bị phồng rộp da, phụ huynh cần theo dõi dấu hiệu trong 3 – 7 ngày. Nếu nguyên nhân là do dị ứng nhất thời hoặc côn trùng cắn thì sẽ tự cải thiện không cần chữa trị. Thế nhưng, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ khi phát hiện những triệu chứng dưới đây:
Trường hợp trẻ sơ sinh bị phồng rộp da có diễn biến nặng như trên cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Triệu chứng da phồng rộp do bệnh lý thường tiến triển rất nhanh và có khả năng khiến các vùng khác bị ảnh hưởng. Điều trị sớm sẽ giúp trẻ tránh bị biến chứng bội nhiễm và nhiễm trùng.
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị, mẹ cần quan tâm vệ sinh, chăm sóc vùng da bị phồng rộp của con. Trẻ có thể được chăm sóc, chữa trị tại nhà nếu phụ huynh áp dụng đúng các nguyên tắc dưới đây: