5
/
5
(
2
bình chọn
)
Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 7, 2020
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước thì đây rõ ràng là triệu chứng của tiêu chảy nặng và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ đi ngoài toàn nước? Có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Mục Lục Bài Viết
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hầu hết điều đi tiêu phân lỏng hoặc ra nước. Đây là điều rất bình thường đối với giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu trẻ đột ngột đi ngoài ra nước và đi nhiều lần trong ngày thì chắc chắn trẻ đang bị tiêu chảy.
Theo các bác sĩ chuyên nhi khoa thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, gồm:
Trong thời gian đầu sau khi được sinh ra đời, phân của trẻ sơ sinh hoàn toàn khác so với người lớn. Đặc biệt thông qua màu phân, đặc điểm mẹ có thể nhận biết được một số tình trạng sức khỏe của bé. Vì thế mẹ nên theo dõi phân của bé thường xuyên.
Khi theo dõi phân của bé, mẹ cần lưu ý đến màu sắc, mùi, tần suất đi ngoài, … Nếu có vấn đề bất thường thì cần đến bác sĩ để được kiểm tra ngay. Vậy tình trạng phân như thế nào là bất thường? Thông thường, đặc tính phân của trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, bé được bú mẹ hay uống sữa công thức, giai đoạn trẻ ăn đặc. Cụ thể:
Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước có nguy hiểm không? Như đã thông tin ở trên khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn có trường hợp trẻ đi ngoài ra nước lỏng. Vì thế có thể đây là tình trạng bình thường của cơ thể, nhưng cũng có thể là bé bị tiêu chảy. Vậy làm sao để nhận biết bé bị tiêu chảy?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra nước có thể là do bú mẹ, phản ứng với sữa công thức. Khi bé mọc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có phân lỏng hơn bình thường. Một số trường hợp khác với những bé lớn hơn là do táo bón nặng, khi phân cứng bị kẹt lại thì phân tươi bị rò ra ngoài thành phân lỏng.
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước trong những trường hợp này có thể kéo dài 24h và tự hết, mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên nếu tình trạng vẫn kéo dài, kết hợp với tình trạng đi ngoài liên tục trên 6 lần/ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
Mẹ cần lưu ý nếu ngoài tình trạng đi ngoài ra nước, còn xuất hiện thêm các tình trạng dưới đây, thì mẹ phải lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay:
Còn nếu trẻ sơ sinh chỉ đi ngoài ra nước mà vẫn ăn uống bình thường, hoạt động bình thường. Thì mẹ nên chăm sóc và theo dõi tình trạng của bé, cụ thể như sau:
Nếu bé vẫn chịu bú mẹ, vẫn chơi bình thường và tần suất đi ngoài dưới 10 lần thì mẹ không nên quá lo lắng. Cứ tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình trạng của bé. Nếu sau 2 ngày tình trạng vẫn không cải thiện thì mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Song song với quá trình chăm sóc bé, mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài của bé. Nếu số lần đi ngoài trên 5 lần/ngày, phân lỏng như nước, có màu vàng, phun thành tia thì mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên của các bác sĩ Đa khoa Phương Nam sẽ giúp cho bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích và cách chăm sóc trẻ tốt hơn khi trẻ đi ngoài ra nước. Hãy gọi hotline 1900 633689 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn.