Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Đối với trẻ nhỏ, đánh hơi là hiện tượng rất bình thường của cơ thể, giúp đào thải khí độc ra khỏi ruột qua hậu môn. Từ sau khi sinh ra và được bú mẹ, trẻ sẽ bắt đầu đánh hơi, điển hình là lúc no bụng giúp bé thoải mái hơn.
Nếu trẻ đang có sức khỏe bình thường, theo nghiên cứu trẻ sẽ đánh hơi không quá 10 lần/ngày. Trong trường hợp trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài (hơn 10 lần/ngày), kèm theo mùi thối, phát tiếng lớn hoặc khóc khi đánh hơi,… nhiều khả năng hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.
Trong thời điểm còn cho trẻ bú, nếu mẹ ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, dùng nước uống có cồn, khó tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Từ đó, những triệu chứng như trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài sẽ xuất hiện, do hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề khi bú nguồn sữa kém tinh khiết.
Ngoài ra, khi bú dòng sữa đầu chứa nhiều nước và đường Lactose, cũng sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi. Vì đường Lactose là chất mà cơ thể khá khó hấp thụ.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, do dó nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) sẽ dễ khiến bé bị đầy hơi. Từ đó, hiện tượng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài sẽ thường xảy ra.
Nếu khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều chất đạm như thịt, tôm, cá,… nhưng thiếu chất xơ sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa, đặc biệt là lúc trẻ mới vừa tập ăn dặm.
Một số loại trái cây như cam, quýt, chanh,… khi dung nạp vào cơ thể bé sẽ khiến dạ dày tạo nên bọt khí, làm trẻ đánh hơi nhiều hơn.
Những thực phẩm lên men, ôi thiu nếu bé ăn phải sẽ sinh thêm khí khi đi vào dạ dày, không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
Có thể mẹ chưa biết, tư thế bú của trẻ nếu không đúng sẽ khiến trẻ bị tích tụ nhiều khí trong dạ dày, làm bé ợ, đánh hơi nhiều hơn. Ngoài ra, nếu thiết kế của bình sữa không có chỗ thoát hơi, bé sẽ dễ nuốt phải khí khi bú.
Nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá ồn ào, nhiều tiếng động hoặc bị chi phối bởi âm thanh lớn, ánh sáng mạnh từ đồ chơi, sẽ làm bé căng thẳng và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Quan trọng là mẹ cần tìm được cách chăm sóc, chữa trị hiện tượng này một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mẹ hãy tham khảo những cách chăm sóc và chữa trị tại nhà vừa được Đa khoa Phương Nam gợi ý nhé.
Trường hợp trẻ dưới 6 tuần tuổi đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài trong vài ngày hoặc hiếm khi đi ngoài, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ thăm khám và chữa trị.
Đặc biệt là lúc bé xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm như sốt, chướng bụng, nôn mửa, không chịu bú, khóc quá nhiều, cong lưng giống như bị đau.
Trường hợp trẻ trên 6 tuần tuổi, nếu đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài hơn 1 tuần hoặc táo bón, đi ngoài phân cứng, bé cần được thăm khám càng sớm càng tốt.