Trẻ Đi Ngoài Ra Nước Nguyên Nhân Do Đâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Trẻ Đi Ngoài Ra Nước Nguyên Nhân Do Đâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 7, 2020

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước thì đây rõ ràng là triệu chứng của tiêu chảy nặng và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ đi ngoài toàn nước? Có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Trẻ đi ngoài ra nước nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hầu hết điều đi tiêu phân lỏng hoặc ra nước. Đây là điều rất bình thường đối với giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu trẻ đột ngột đi ngoài ra nước và đi nhiều lần trong ngày thì chắc chắn trẻ đang bị tiêu chảy.

Theo các bác sĩ chuyên nhi khoa thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, gồm:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng thông quá việc ăn uống hay do tiếp xúc với mầm bệnh rồi đưa tay vào miệng.
  • Dị ứng thức phẩm, ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân dễ gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng sẽ khiến bị tiêu chảy cấp phân nước.
  • Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa.
tre-di-ngoai-ra-nuoc-nguyen-nhan-do-dau
Trẻ đi ngoài do nhiều nguyên nhân gây nên

Trong thời gian đầu sau khi được sinh ra đời, phân của trẻ sơ sinh hoàn toàn khác so với người lớn. Đặc biệt thông qua màu phân, đặc điểm mẹ có thể nhận biết được một số tình trạng sức khỏe của bé. Vì thế mẹ nên theo dõi phân của bé thường xuyên. 

Nhận dạng phân bình thường của trẻ sơ sinh

Khi theo dõi phân của bé, mẹ cần lưu ý đến màu sắc, mùi, tần suất đi ngoài, … Nếu có vấn đề bất thường thì cần đến bác sĩ để được kiểm tra ngay. Vậy tình trạng phân như thế nào là bất thường? Thông thường, đặc tính phân của trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, bé được bú mẹ hay uống sữa công thức, giai đoạn trẻ ăn đặc. Cụ thể:

nhận diện phân bình thường của trẻ sơ sinh

  • Hai ngày đầu sau khi ra đời: bé sẽ thải ra phân khá dính, có màu xanh lá cây, màu đen. Được gọi là phân su, đây là hỗn hợp chất nhầy, dịch màng ối và tất cả các chất bé hấp thụ trong thời gian nằm trong bụng mẹ.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: phân của bé thải ra có thể lỏng hoặc vón cục, hơi sần. Có màu sáng hơn khi mới sinh, chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng tươi. Tần suất đi ngoài có thể từ 4 – 6 lần/ngày và giảm dần khi hệ tiêu hóa của bé đã quen với các hoạt động mới.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức: phân của bé thải ra sẽ lớn hơn khi bú sữa mẹ vì dạ dày của bé không thể tiêu hóa hết sữa công thức. Phân có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, có mùi nồng.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ song song với sữa đặc: phân có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu. Đây là trường hợp dễ bị tiêu chảy nhất.
  • Trẻ bắt đầu dùng thức ăn đặc: trong giai đoạn này phân của trẻ có sự thay đổi rõ rệt và phụ thuộc vào thức ăn nạp vào cơ thể. Với những thức ăn có thể tiêu hóa sẽ tạo thành phân có màu và mùi tương tự thức ăn. Nhưng với những thức ăn khó tiêu hóa thì có thể xuất hiện nguyên vẹn trong phân. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn non chưa thể xử lý được thức ăn như thế.

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước có nguy hiểm không? Như đã thông tin ở trên khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn có trường hợp trẻ đi ngoài ra nước lỏng. Vì thế có thể đây là tình trạng bình thường của cơ thể, nhưng cũng có thể là bé bị tiêu chảy. Vậy làm sao để nhận biết bé bị tiêu chảy?

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước là biểu hiện của bệnh tiêu chảy và hướng xử lý thích hợp?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước sẽ tự khỏi

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra nước có thể là do bú mẹ, phản ứng với sữa công thức. Khi bé mọc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có phân lỏng hơn bình thường. Một số trường hợp khác với những bé lớn hơn là do táo bón nặng, khi phân cứng bị kẹt lại thì phân tươi bị rò ra ngoài thành phân lỏng.

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước trong những trường hợp này có thể kéo dài 24h và tự hết, mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên nếu tình trạng vẫn kéo dài, kết hợp với tình trạng đi ngoài liên tục trên 6 lần/ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước là biểu hiện bệnh lý cần được điều trị

Mẹ cần lưu ý nếu ngoài tình trạng đi ngoài ra nước, còn xuất hiện thêm các tình trạng dưới đây, thì mẹ phải lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay:

  • Phân có máu, phân có dịch nhầy hoặc có màu đen.
  • Phân có mùi thối hoặc giống mỡ.
  • Bị tiêu chảy hơn 12 tiếng.
  • Bé bị sốt.
  • Bé xuất hiện các dấu hiệu bị mất nước: môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,…

Còn nếu trẻ sơ sinh chỉ đi ngoài ra nước mà vẫn ăn uống bình thường, hoạt động bình thường. Thì mẹ nên chăm sóc và theo dõi tình trạng của bé, cụ thể như sau:

Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh khi đi ngoài ra nước

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước

Trường hợp trẻ bú mẹ:

  • Cho trẻ bú liên tục để giúp cơ thể bé bù nước và đào thải độc tố
  • Vì hiện tại nguồn dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ nên mẹ cần bổ sung một số loại thực phẩm tăng kháng thể đường ruột như: cà rốt, khoai lang, nước dừa, tía tô…

Nếu bé vẫn chịu bú mẹ, vẫn chơi bình thường và tần suất đi ngoài dưới 10 lần thì mẹ không nên quá lo lắng. Cứ tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình trạng của bé. Nếu sau 2 ngày tình trạng vẫn không cải thiện thì mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Trường hợp không bú sữa mẹ hoàn toàn

  • Nếu trẻ đi ngoài ngay sau khi uống sữa thì có thể do sữa không thể tiêu hóa được. Trường hợp này mẹ nên dừng cho trẻ uống sữa ngay, nếu không có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc cầm chất lỏng.
  • Nếu bé đang bú mẹ và uống sữa công thức song song thì hãy cho trẻ bú mẹ liên tục để bù nước.

Song song với quá trình chăm sóc bé, mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài của bé. Nếu số lần đi ngoài trên 5 lần/ngày, phân lỏng như nước, có màu vàng, phun thành tia thì mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên của các bác sĩ Đa khoa Phương Nam sẽ giúp cho bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích và cách chăm sóc trẻ tốt hơn khi trẻ đi ngoài ra nước. Hãy gọi hotline 1900 633689 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ