Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 19, 2023
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh mà chị em cần chú ý:
Viêm nhiễm phụ khoa là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh do sự thiếu hụt nội tiết tố trong buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và không còn đủ chất dịch để bảo vệ, tiêu diệt khuẩn. Điều này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào âm đạo, gây ra các vấn đề viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, những bệnh này có thể phát triển thành biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng.
Trong giai đoạn mãn kinh, chị em thường suy yếu chức năng của các cơ quan sinh dục và dẫn dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh mà chị em cần chú ý. Ung thư nội mạc tử cung là một loại ung thư xảy ra trong lớp niêm mạc bên trong tử cung. Các dấu hiệu thường thấy bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, dễ gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
Đa số trường hợp ung thư nội mạc tử cung đều được chữa trị thành công nếu phát hiện sớm. Bệnh này thường thấy ở phụ nữ béo phì, người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc có nguy cơ vô sinh và rối loạn kinh nguyệt.
Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh còn bao gồm cả ung thử cổ tử cung – căn bệnh nguy hiểm đối với chị em. Ung thư cổ tử cung có liên quan đến quá trình viêm nhiễm kéo dài, gây ra bởi một loại virus gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Virus này gây ra các biến đổi tế bào và chiếm khoảng 70% tỷ lệ ung thư cổ tử cung.
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng cao trong những trường hợp sinh nhiều con, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài,…
U xơ tử cung dễ xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh. Phần lớn các khối u là lành tính và có xu hướng teo nhỏ khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, một số u xơ ác tính biến chứng thành ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ.
Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh mà chị em cần lưu ý. Nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tăng cao trong thời kỳ mãn kinh. Theo nghiên cứu, mỗi 10 năm sau tuổi 55 nguy cơ đột quỵ của phụ nữ tăng gấp đôi. Tương tự bệnh tim, sự giảm hormone Estrogen do mãn kinh dẫn đến sự tăng và tích tụ Cholesterol, góp phần vào tình trạng xơ vữa mạch máu não. Đây là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
Sự giảm Estrogen trong quá trình mãn kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch mà còn tăng nguy cơ loãng xương cho phụ nữ. Mật độ xương trong cơ thể được duy trì thông qua quá trình hình thành và hủy hoại xương. Khi tiến vào giai đoạn mãn kinh, sự suy giảm Estrogen dẫn đến tình trạng tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương cùng với khả năng hấp thụ Canxi. Điều này dẫn đến mất xương, làm giảm mật độ xương nên xương trở nên mỏng, yếu dần.
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh cao gấp 4 lần so với nam giới. Gãy xương là biến chứng nghiêm trọng liên quan đến loãng xương, thường xảy ra ở hông, cổ tay và cột sống.
Gãy xương có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi vì khả năng phục hồi của cơ thể đã suy giảm. Tuy nhiên, chị em có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm nguy cơ loãng xương khi mãn kinh chẳng hạn như tập thể dục đều đặn và bổ sung Canxi, vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài ra, bệnh tim mạch cũng luôn nằm trong danh sách những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Trong độ tuổi sinh đẻ, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi sự hiện diện hormone nữ (Estrogen) – đóng vai trò làm giảm mức Cholesterol trong cơ thể, che chắn mạch máu và tim.
Khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, mức độ hormone nữ giảm đáng kể dẫn đến tình trạng phát triển các bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…) ở phụ nữ với diễn biến phức tạp.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về việc sử dụng hormone thay thế nhưng không có chứng cứ cho thấy rằng liệu pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của xơ vữa động mạch ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì niêm mạc của thành bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang). Khi phụ nữ tiến vào giai đoạn mãn kinh, lượng hormone này giảm dẫn đến teo niêm mạc. Điều này khiến chị em thường xuyên muốn đi tiểu, cũng như khó kiểm soát nước tiểu, tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần.
Theo thống kê, khoảng một nửa phụ nữ mãn kinh gặp phải tình trạng són tiểu. Tiểu không kiểm soát xảy ra khi chị em ho, hắt hơi, căng thẳng, di chuyển đột ngột hoặc lúc hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc tiểu tiện khó kiểm soát có liên quan đến tuổi tác hay mãn kinh hay không.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh do sự thiếu hụt Estrogen. Khi Estrogen giảm sau mãn kinh, mô âm đạo có thể trở nên mỏng, khô hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ trên 65 tuổi cao gấp đôi so với nữ giới ở độ tuổi thấp hơn.
Bệnh béo phì là một trong những vấn đề phổ biến mà phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mãn kinh. Khi bước vào giai đoạn này, nhiều chị em trải qua quá trình lão hóa tự nhiên và gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng. Đặc biệt, việc kiểm soát khối lượng cơ thể ở độ tuổi 50 trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn dẫn đến khả năng tăng cân cao đặc biệt là vùng bụng. Tình trạng này góp phần tăng nguy cơ mắc béo phì và khả năng mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ lớn tuổi.
Một nguy cơ khác mà phụ nữ mãn kinh phải đối mặt là bệnh tiểu đường. Sự thiếu hụt Estrogen có thể dẫn đến kháng Insulin (gây ra tiểu đường loại II), tăng tình trạng thừa cân và tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, đời sống ít vận động, tiêu thụ calo quá nhiều cũng đóng góp vào tăng nguy cơ béo phì.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng theo tuổi và có thể cao hơn nếu phụ nữ mãn kinh thừa cân hoặc béo phì. Đó là lý do tại sao việc giảm lượng calo, đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, thực hiện thường xuyên hoạt động thể dục để duy trì cân nặng hợp lý rất quan trọng.
Ngoài các căn bệnh vừa kể trên thì chắc chắn không thể bỏ qua Alzheimer – một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ cao bị suy giảm trí tuệ, nhận thức và dễ trầm cảm.
Bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp suy giảm trí tuệ. Dự kiến đến năm 2030, có hơn 70 triệu người trên toàn cầu sẽ mắc bệnh này. Vì vậy, duy trì một lối sống lành mạnh và tìm kiếm sự tư vấn y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ ở độ tuổi mãn kinh nhằm can thiệp kịp thời rất quan trọng.
Theo thống kê, ung thư vú có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất sau khi phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc ung thư vú tăng lên sau mãn kinh. Trong khi đó, ở châu Á, tỷ lệ này tăng trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy, nếu phụ nữ đang ở độ tuổi này có các triệu chứng như ra máu âm đạo bất thường, đau vú, phát hiện khối u hoặc xuất hiện dịch âm đạo khác thường cần đi khám để được tầm soát ung thư vú.
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, họ cũng phải đối mặt về tình trạng suy giảm thị lực. Các vấn đề mắt thường gặp ở phụ nữ mãn kinh bao gồm bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Mặc dù xảy ra phổ biến ở phụ nữ mãn kinh, nhưng hiện chưa có nghiên cứu đặc biệt chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa quá trình mãn kinh với sự suy giảm thị lực.
Ngoài ra, phụ nữ thường cảm thấy miệng khô hơn trong thời kỳ mãn kinh, đồng thời có nguy cơ cao hơn về sự hủy hoại răng và mắc các vấn đề về nha chu. Trong giai đoạn mãn kinh, sự giảm nồng độ Estrogen nghiêm trọng dẫn tới loãng xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Do đó rụng răng và các vấn đề về răng miệng thường xảy ra trong giai đoạn này.
Việc giảm thiểu sự sản xuất các hormone nữ trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Kết quả là phụ nữ ở tuổi này dễ mắc những bệnh liên quan đến tuyến giáp như cường giáp và suy giáp.
Chúng ta vừa biết về những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Trong phần này hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cách điều trị bệnh lý tiền mãn kinh, mãn kinh bạn nhé!
Do quá trình tự nhiên, hầu hết các trường hợp mãn kinh chưa đòi hỏi can thiệp y tế hoặc điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, khi những triệu chứng quá mức chịu đựng thì điều trị tiền mãn kinh là việc cần thiết nhằm làm giảm triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này.
Phương pháp điều trị sẽ được chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bao gồm:
Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, chị em nên thảo luận chi tiết với bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ của từng phương pháp.