Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 22, 2023
Mục Lục Bài Viết
Theo quá trình sinh lý tự nhiên, tất cả phụ nữ đều trải qua giai đoạn mãn kinh, thường xảy ra trong độ tuổi từ 45 đến 55. Mãn kinh là giai đoạn khi hoạt động của buồng trứng chấm dừng hoàn toàn.
Sự ngừng hoạt động của buồng trứng dẫn đến kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không có kinh trong ít nhất 12 tháng liên tiếp mà không phải do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.
Trước khi chính thức vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Đây là thời kỳ chuyển tiếp, với những biểu hiện cho thấy cơ quan sinh sản không hoạt động mạnh như trước nhưng chưa ngừng hoàn toàn.
Trong giai đoạn này, sản sinh hormone giới tính giảm đi, chu kỳ kinh bất thường, xuất hiện một số triệu chứng như đổ mồ hôi, khô âm đạo, sự mất đàn hồi và da bị sạm, nhăn nheo,…
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ quan sinh sản ngừng hoạt động và trạng thái này sẽ kéo dài suốt cuộc đời mà không thể khôi phục lại.
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề phụ nữ mãn kinh có mang thai không nhé!
Dựa trên những phân tích trên, có thể khẳng định rằng trong giai đoạn mãn kinh, việc mang thai tự nhiên là không thể. Vì lúc này buồng trứng đã ngừng hoạt động hoàn toàn và chấm dứt sản xuất trứng.
Điều này có nghĩa là bạn quan hệ tình dục được mà không cần lo lắng về việc mang thai và chưa cần dùng đến biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khác để bảo vệ khỏi những bệnh lây qua quan hệ tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai, lậu,…
Tuy nhiên, một số trường hợp phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh vẫn có khả năng mang thai và sinh con, ngay cả khi họ đã cao tuổi thậm chí trên 60. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, bao gồm sự trễ mãn kinh hoặc can thiệp y tế. Đối với những phụ nữ đã mãn kinh nhưng vẫn muốn có con thì nên sử dụng các biện pháp can thiệp và hỗ trợ để biến ước mơ này thành hiện thực như thụ tinh trong ống nghiệm. Thế nhưng, tỷ lệ thành công thấp và nguy cơ thai nhi gặp một số vấn đề về sức khỏe rất cao.
Chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề phụ nữ mãn kinh có mang thai không. Trong phần này hãy cùng Đa khoa Phương Nam lý giải về nguyên nhân một số trường hợp vẫn mãn kinh vẫn còn khả năng mang thai nhé!
Nói chung, rủi ro tăng theo tỷ lệ với độ tuổi của người mẹ lúc mang thai. Đặc biệt, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thực hiện thụ tinh nhân tạo có thể đối mặt với những nguy cơ sau:
Đối với người mẹ:
Đối với thai nhi:
Tuy việc thụ tinh nhân tạo có thể mang lại hy vọng cho những người phụ nữ trong độ tuổi này muốn mang thai nhưng cần lưu ý đến một số rủi ro và tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định phù hợp.
Nguy cơ gặp phải trong thai kỳ tăng theo tuổi của thai phụ. Khi mang thai ở tuổi trên 35, so với phụ nữ trẻ tuổi, bạn có thể đối mặt với một số vấn đề, bao gồm:
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình mang thai, em bé sinh ra từ các thai phụ đã mãn kinh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như:
Khi đã mãn kinh, mang thai tự nhiên là điều không thể xảy ra và mang thai trong giai đoạn này chưa được khuyến khích do nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của mẹ lẫn con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi này vẫn muốn lên chức mẹ. Điều này có thể được thực hiện thông qua sự tiến bộ của y học hiện đại, kèm theo lập kế hoạch cụ thể và sự hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, kéo dài từ 2 đến 10 năm trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể trải qua nhiều biểu hiện khác nhau như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, thay đổi tính tình, cảm nhận cơn bốc hỏa, giảm trí nhớ, giảm ham muốn tình dục, da nhăn nheo, loãng xương,…
Do đó, trong trường hợp khi đã mãn kinh được 15 tháng, việc có quan hệ tình dục cũng không còn khả năng mang thai nữa.