Nội Soi Đại Tràng Cần Chuẩn Bị Gì? Có Đau Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Nội Soi Đại Tràng Cần Chuẩn Bị Gì? Có Đau Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 14, 2023

Khi đề cập đến vấn đề nội soi đại tràng (ruột già) mọi người thường có thái độ e dè, sợ hãi. Tuy nhiên phương pháp này mang đến hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến ruột già. Vậy kỹ thuật nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Nội soi đại tràng và quá trình thực hiện 

Để biết được nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì bạn cần nắm được khái niệm cũng như quy trình thực hiện thủ thuật này:

Nội soi đại tràng là gì?

Trực tràng là phần cuối của ruột già, cầu nối giữa hậu môn và đại tràng (ruột già). Trực tràng có chức năng là lưu giữ chất thải, cùng với nhu động ruột tống phân qua hậu môn thoát ra ngoài.

Do một số lý do mà trực tràng thường gặp những bệnh lý như viêm, polyp, ung thư trực tràng,… Nội soi đại tràng là phương pháp quan trọng để chẩn đoán các tổn thương tại trực tràng từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng một thiết bị chuyên dụng mềm nhỏ có gắn camera đi qua đại tràng để kiểm tra tình trạng bên trong đại tràng.

Các phương pháp nội soi đại tràng gồm có:

  • Nội soi đại tràng không gây mê: Bệnh nhân tỉnh táo trong quá trình nội soi, nhưng có thể xuất hiện cảm giác đau, tức bụng.
  • Nội soi đại tràng gây mê: Bác sĩ sẽ gây mê người bệnh để tiến hành nội soi. Thủ thuật này giúp bệnh nhân không có cảm giác khó chịu hay đau tức bụng trong quá trình nội soi, xuất viện ngay sau khi thực hiện thủ thuật 1 – 2 tiếng.
  • Nội soi viên nang: Phương pháp này bắt buộc người bệnh cần phải nuốt một camera nhỏ có kích thước như một viên nang. Camera có thể quan sát toàn bộ ống tiêu hóa và ghi lại thông tin, thông thường quy trình này thường mất từ 6 – 10 giờ. Đây cũng là phương pháp nội soi thụ động vì phụ thuộc vào nhu động ống tiêu hóa nên việc đánh giá tổn thương ở dạ dày, đại tràng sẽ hạn chế do có góc khuất mà camera không quan sát được.

Quá trình thực hiện

Nội soi đại tràng và quá trình thực hiện 
Nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì để quá trình thủ thuật diễn ra hiệu quả

Nắm được quy trình thực hiện cũng giúp bệnh nhân biết được nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì:

Bước 1: Lên lịch và chuẩn bị

Trước khi thực hiện nội soi, bệnh nhân cần phải làm một số xét nghiệm máu, nhận thuốc nhằm làm sạch đại tràng tại nhà. Do đó hãy lên lịch đặt khám trước với bác sĩ để tiết kiệm được thời gian.

Bước 2: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý

Trước khi nội soi 3 – 4 ngày, bệnh nhân cần dùng thức ăn dễ tiêu hóa, ít chất xơ như: Bánh mì, rau củ trái cây không hạt, cơm, thịt nạc, trứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm như: Thực phẩm giàu chất béo, bỏng ngô, ngũ cốc, bông cải xanh, ngô, đậu Hà Lan,… Đồng thời ngưng sử dụng vitamin hoặc các chất bổ sung khác.

Bước 3: Chuẩn bị trước ngày nội soi

1 ngày trước khi nội soi, bệnh nhân cần kiêng dùng thực phẩm cứng, rắn, các loại nước ngọt có phẩm màu và nên uống nhiều nước lọc. Đặc biệt là 2 giờ trước lúc làm thủ thuật, không ăn hay uống bất cứ thứ gì.

Bước 4: Làm sạch ruột

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về cách làm sạch ruột. Quá trình thanh lọc có thể kéo dài từ ngày đặt lịch thăm khám đến lúc thực hiện thủ thuật. Do đó, nếu quá lo lắng bệnh nhân hãy sử dụng thêm bỉm dành cho người lớn và mang thêm quần áo.

Mặc dù nắm rõ thông tin nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì khá bất tiện nhưng sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quy trình thực hiện thủ thuật diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Đối tượng nên nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng thường được chỉ định nhằm chẩn đoán các bệnh lý như: Trĩ, rò hậu môn, bệnh lý u, viêm đại tràng, ung thư, polyp,.. và theo dõi tiến triển bệnh trong trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng.

Đối tượng nên nội soi đại tràng
Nếu gặp vấn đề khó đại tiện cũng nên đi thăm khám nội soi đại tràng

Bên cạnh đó, phương pháp này có thể tầm soát, chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn đầu giúp người bệnh được điều trị sớm và kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Vì thế nếu bạn có bất cứ dấu hiệu sau đây nên nhanh chóng thực hiện nội soi đại tràng:

  • Có cảm giác đau bụng vùng dưới rốn, đau bụng theo co thắt của nhu động ruột và hố chậu trái.
  • Đi ngoài phân nhầy máu, máu đỏ tươi.
  • Rối loạn phân, khó đại tiện.
  • Ngứa và đau ống hậu môn, vùng hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường.
  • Tầm soát ung thư đại tràng, kiểm tra định kỳ người có bệnh polyp, ung thư đại trực tràng.
  • Trường hợp có điểm bất thường trên phim chụp X quang, thiếu máu không rõ nguyên nhân, kiểm tra thấy hồng cầu trong phân.
  • Trường hợp mắc các bệnh như: Viêm đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh túi thừa, Crohn, ung thư, polyp, rò hậu môn, nứt hậu môn.
  • Nội soi đại tràng để điều trị như: Điều trị trĩ, cắt polyp đại tràng, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp.
  • Nội soi đại tràng để theo dõi sau cắt polyp đại tràng hay có loạn sản nặng hay không.

Mục đích của việc nội soi đại tràng

Phương pháp nội soi đại tràng nhằm xác định được:

  • Triệu chứng của các loại bệnh và ung thư đường tiêu hóa.
  • Tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên các thói quen đại tiện không thể giải thích được.
  • Đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa, dấu hiệu đau bụng.

Nhờ nội soi dạ dày mà nhiều trường hợp phát hiện được khối u hoặc polyp. Khi loại bỏ khối u hoặc polyp sớm thì sẽ ngăn ngừa được tình trạng chúng tiến triển thành ung thư.

Tính an toàn của nội soi đại tràng

Nhiều người khá e dè với phương pháp nội soi dạ dày đại tràng vì những cảm giác khó chịu mà nó gây ra. Tuy nhiên thủ thuật này được nhận xét là an toàn, hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu không gây mê mà thực hiện như những phương pháp truyền thống người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau, tức vì đại tràng khá dài và bị gập, xoắn ở nhiều giai đoạn.

Tính an toàn của nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng được nhận xét là thủ thuật an toàn hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng

Trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì?

Nhiều người cũng khá thắc mắc về vấn đề trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì để quá trình diễn ra thuận lợi. Sau đây là một số điều bệnh nhân cần lưu ý:

Xác định thời điểm thăm khám, nội soi đại tràng

Đây chính là vấn đề đầu tiên mà bệnh nhân cần ghi nhớ trong danh mục trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ và muốn tầm soát ung thư đại tràng hay muốn kiểm tra tình trạng viêm loét, tổn thương tại đây. Hoặc có khi thời điểm ấy là lúc bạn nhận được sự chỉ định nội soi từ bác sĩ.

Lưu ý về chế độ ăn trước khi nội soi

Trước khi nội soi 3 – 4 ngày bệnh nhân cần tiêu thụ thực phẩm dễ tiêu, ít chất xơ, tránh các loại đồ ăn khó tiêu giúp đại tràng sạch hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo những loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ, hỏi xem có nên dừng thuốc để phục vụ cho quá trình nội soi hay không. Đồng thời bổ sung nhiều nước lọc, kiêng tuyệt đối nước có màu trước lúc thực hiện thủ thuật nhằm đạt kết quả chính xác nhất.

Lưu ý trong ngày nội soi

Bác sĩ chuyên khoa cho biết hai giờ trước khi nội soi bạn tuyệt đối không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Điều này giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong quá trình thực hiện thủ thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc sổ hoặc thụt hậu môn để tiện cho việc đi đại tiện nhiều lần đến khi ra nước trong thì mới được nội soi.

Bên cạnh việc chú ý trước khi nội soi cần chuẩn bị gì bạn cũng nên nắm rõ một số việc sau khi đã hoàn tất thủ thuật. Theo đó, bệnh nhân nên:

  • Nghỉ ngơi một lúc đến khi cảm thấy khỏe hơn rồi mới ra về.
  • Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề: Chướng bụng, mót rặn, đau bụng.

Các phương pháp chuẩn bị đại-trực tràng trước khi nội soi

Các kỹ thuật chuẩn bị đại-trực tràng cần đảm bảo đạt hiệu quả rửa sạch tốt. Nội soi khi đại-trực tràng vẫn còn cặn bã có thể dẫn đến bỏ sót tổn thương nhất là các polyp nhỏ, thời gian nội soi lâu, bệnh nhân đau đớn hơn thậm chí là lặp lại nội soi.

Chuẩn bị đại tràng bằng thuốc giúp người bệnh dễ chấp nhận và an toàn khi sử dụng. Còn đối với chuẩn bị bằng thụt tháo là phương pháp cũ, yêu cầu bệnh nhân phải hạn chế ăn nhiều ngày, dùng thuốc nhuận tràng, thụt tháo 2 lần trước khi nội soi. Kỹ thuật này ít được áp dụng hiện nay vì gây đau đớn, khiến cho bệnh nhân kiệt sức vì nhịn ăn và thụt tháo.

Trước khi thực hiện nội soi đại-trực tràng, bác sĩ cũng sẽ giải thích loại thuốc sử dụng để thực hiện thủ thuật, ưu nhược điểm và cách sử dụng kỹ càng.

Sau khi nội soi đại tràng cần làm gì?

Sau khi nội soi đại tràng cần làm gì?
Bệnh nhân sau khi nội soi nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt cần thông báo ngay với bác sĩ

Sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác khó chịu ở bụng. Bạn có thể xuất hiện tình trạng đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, thường xuyên mót rặn nhưng không đi cầu được.

Tuy nhiên những triệu chứng này thường sẽ biến mất dần và bình phục vào ngày hôm sau. Nếu bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như đau nhiều, sốt, chóng mặt,… cần thông báo ngay cho bác sĩ, ở lại bệnh viện 1 – 2 tiếng sau khi nội soi.

Nội soi đại-trực tràng ở đâu?

Mặc dù nội soi đại-trực tràng là kỹ thuật khá phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý đại-trực tràng song đây vẫn là thủ thuật can thiệp có rủi ro nhất định.

Do đó bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để giảm thiểu tối đa những biến chứng dễ xảy ra sau khi nội soi.

Qua những chia sẻ về vấn đề nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì trên đây Đa khoa Phương Nam hy vọng đã giúp bạn giải tỏa được áp lực tâm lý về thủ thuật này. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ