Nội soi đại tràng cho trẻ em là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán về các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa với độ chính xác cao. Tuy nhiên nhiều bậc phụ vẫn lo lắng khá nhiều về kỹ thuật này. Cha mẹ cần tuân thủ những gì để đảm bảo quá trình trình nội soi cho con được diễn ra an toàn? Hãy cùng Đa khoa tìm hiểu ngay câu trả lời của vấn đề này trong bài viết bên dưới bạn nhé!
Các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em nếu nghi ngờ bé có những triệu chứng liên quan về đường tiêu hóa dưới như viêm loét, polyp, chảy máu, xuất hiện dị vật, nhiễm trùng, cụ thể:
Ỉa ra máu.
Tiêu chảy kéo dài mà không rõ lý do.
Tổn thương quanh hậu môn (lỗ rò, áp xe,…).
Nghi ngờ xuất hiện tổn thương vùng đại trực tràng.
Nghi ngờ polyp đại trực tràng.
Nghi ngờ bệnh ruột viêm (viêm đại tràng chảy máu hay bệnh Crohn).
Dị vật vùng đại trực tràng.
Bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em để giúp thấy rõ tổn thương niêm mạc trong lòng đại trực tràng, mà những xét nghiệm khác không khảo sát được. Từ đó bác sĩ có thể quan sát dễ dàng điểm bất thường trong lòng ruột, để chẩn đoán bệnh tiêu hóa chính xác nhất và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.
Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem Click để xem
Hầu như phương pháp nội soi đại trực tràng không gây đau, và trẻ có thể về nhà trong ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
Không nội soi đại tràng cho bé trong những trường hợp sau
Nội soi đại tràng cho trẻ em là kỹ thuật hữu hiệu và cần thiết để phát hiện tình trạng, mức độ bệnh. Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp em bé không nên thực hiện phương pháp này như:
Trẻ đang sốt hay bị cảm lạnh.
Trẻ không chịu được gây mê và cuộc nội soi như: Suy hô hấp, tình trạng nhiễm trùng.
Trẻ bị viêm đại tràng, viêm phúc mạc nặng hay khi bé vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng thì cũng không nên sử dụng phương pháp này.
Nội soi đại tràng cho bé được thực hiện như thế nào?
Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ em được thực hiện như sau:
Trẻ sẽ được gây mê và ngủ suốt thời gian nội soi.
Bác sĩ đưa thiết bị nội soi từ hậu môn vào trong trực tràng, đại tràng của trẻ nhằm quan sát, chụp lại hình ảnh bất thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy những mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để làm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Một vài trường hợp có thể điều trị bằng nội soi như cầm máu, cắt polyp hay lấy dị vật.
Thời gian nội soi thông thường sẽ mất 20 – 30 phút tùy từng trường hợp.
Sau khi kết thúc nội soi, trẻ sẽ tỉnh lại trong thời gian ngắn và không xuất hiện cảm giác khó chịu gì. Tuy nhiên, bé cần được theo dõi tại cơ sở thăm khám tối thiểu 2 giờ nhằm đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ khám lại cho trẻ một lần nữa trước khi xuất viện hoặc nhập viện để theo dõi thêm nếu cần thiết.
Nội soi đại tràng ở trẻ em có biến chứng nguy hiểm gì không?
Nội soi đại trực tràng rất phổ biến, an toàn. Tuy nhiên kỹ thuật này khó và phức tạp hơn so với nội soi tiêu hóa trên do ống tiêu hóa dưới dài, có những đoạn gập góc.
Bất cứ phương pháp thăm khám nào cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Các trường hợp biến chứng hiếm gặp như: Phản ứng với thuốc mê, hít sặc, chảy máu chỗ sinh thiết, vị trí cắt polyp, nhiễm trùng và thủng ruột thật sự hiếm gặp.
Cần chuẩn bị gì khi tiến hành nội soi đại tràng cho trẻ
Để quá trình nội soi đại tràng cho trẻ em được diễn ra thuận lợi và thành công thì bố mẹ cần đồng hành với bé nhằm có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, tinh thần, dinh dưỡng và các thủ tục trước khi nội soi mà bác sĩ yêu cầu, cụ thể:
7 ngày trước khi nội soi: Bố mẹ cần cho con ngừng toàn bộ các thuốc có chứa Sắt. Tùy từng trường hợp buộc phải ngừng thuốc khác hay không nên phụ huynh cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ về vấn đề này.
3 ngày trước khi nội soi: Bố mẹ nên kiêng cho bé những thực phẩm có hạt như dưa chuột, cà chua và các loại hạt. Không để bé tiêu thụ đồ uống đóng hộp, đồ uống có ga hay chứa chất kích thích như trà sữa, ưu tiên sử dụng nước lọc.
1 ngày trước khi nội soi: Kiêng hay bổ sung tất cả những loại thực phẩm theo sự chỉ định từ bác sĩ, không ăn rau củ chứa nhiều chất xơ.
Ngày tiến hành nội soi: Đảm bảo ruột của bé sạch bằng cách đẩy các chất cặn bã ra ngoài từ thuốc mà bác sĩ đưa.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé trước khi nội soi:
Không cho con dùng thực phẩm ăn đặc, rắn, chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, rau quả, bánh mì, thịt,…
Không uống sữa, nước ép dứa, nước cam.
Nên dùng nước lọc, nước canh trong, nước ép táo.
Sau khi nội soi xong trẻ cần được chăm sóc như thế nào?
Sau khi nội soi khoảng 1 tiếng phụ huynh có thể cho bé uống sữa tươi. Sau 2 – 3 tiếng hãy để trẻ ăn cháo loãng. Những ngày sau đó cần ăn thực phẩm mềm, lỏng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo thịt, cháo hạt sen, cháo cá, trái cây,…
Bạn cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng đồng hồ. Bố mẹ cần tránh những thực phẩm lạnh, nóng, cay, có vị chua và chứa nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên thân nhiệt và biểu hiện hàng ngày của bé như sốt, phát ban, khó thở, dị ứng, chảy máu, nhịp tim không đều … cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp nội soi đại tràng cho trẻ em. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.