Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 14, 2021
Mục Lục Bài Viết
Vì sao cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ? Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam được thể hiện như thế nào? Cách tính cân nặng của thai nhi theo từng tháng tuổi ra sao? Tất cả các vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam, các chỉ số cân nặng của thai nhi được tính từ tuần thứ 8 của thai kỳ, khi trứng thụ tinh đã làm tổ tại lớp niêm mạc trong tử cung cho đến tuần thứ 40 hoặc 41 của thai kỳ. Mục đích của vấn đề này là giúp thai phụ có thể theo dõi được sát sao những thay đổi của con qua từng tuần, đặc biệt ở những mẹ bầu có nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Bên cạnh đó, theo dõi cân nặng của bé còn giúp bác sĩ đánh giá các biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh do trọng lượng thai nhi quá ít hoặc quá mức trong quá trình chuyển dạ và sau sinh.
Cuối cùng, qua việc đánh giá cân nặng của thai nhi, bác sĩ cũng sẽ cho mẹ lời khuyên nhằm bảo vệ và chăm sóc tốt cho bé trong thời gian tiếp theo.
Hiện nay, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam dựa trên bảng cân nặng của WHO, được thể hiện như sau:
Tuần thai | Cân nặng (gram/g) |
8 | 1 |
9 | 2 |
10 | 4 |
11 | 7 |
12 | 14 |
13 | 23 |
14 | 43 |
15 | 70 |
16 | 100 |
17 | 140 |
18 | 190 |
19 | 240 |
20 | 300 |
21 | 360 |
22 | 430 |
23 | 501 |
24 | 600 |
25 | 660 |
26 | 760 |
27 | 875 |
28 | 1005 |
29 | 1153 |
30 | 1319 |
31 | 1502 |
32 | 1702 |
33 | 1918 |
34 | 2146 |
35 | 2383 |
36 | 2622 |
37 | 2859 |
38 | 3083 |
39 | 3288 |
40 | 3462 |
41 | 3579 |
Thai kỳ được chia theo các thời điểm khác nhau, sở dĩ có sự đánh dấu này là do những thay đổi, khác biệt trong quá trình phát triển của thai nhi. Hiện nay, có hai cách tính được áp dụng phổ biến mà mẹ nên biết:
Công thức này khá đơn giản mẹ có thể tính toán ngay tại nhà: Cân nặng của bé (gram) =( (Chu vi vòng bụng của mẹ + chiều cao của tử cung) x 110 ) / 4
Tuy nhiên, phương pháp này thường không được áp dụng nhiều bởi có thể xảy ra những sai số chênh lệch nhau quá nhiều.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành y học, đặc biệt là hệ thống máy móc y tế thì siêu âm là một trong các phương pháp được ứng dụng nhiều để có thể xác định được chính xác cân nặng của thai nhi.
Thai nhi nhẹ cân hoặc nặng hơn quá nhiều so với những đánh giá trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam thì cũng để lại nhiều các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cụ thể:
Đối với những thai nhi quá cân có nguy cơ phát triển các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến việc sinh nở bao gồm:
Thai nhi sinh ra được xem là nhẹ cân được chia ra 3 giai đoạn sau:
Nhìn chung, thai nhi nhẹ cân thường dẫn đến các biến chứng như:
Để bé yêu có thể đạt được theo như bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam, thì mẹ cần lưu ý quan tâm đến những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi và hỗ trợ giúp thai nhi phát triển tốt để mẹ có thể phòng ngừa cũng như biết cách chăm sóc thai kỳ tốt hơn.
Không có gì lạ khi các cặp cha mẹ nặng cân sinh ra trẻ sơ sinh lớn hơn mức trung bình và ngược lại trong khi những bậc cha mẹ khác có thể sinh trẻ sơ sinh nhỏ hơn trung bình.
Các bé gái thường hơi nhỏ hơn các bé trai.
Những đứa trẻ sinh đủ tháng có xu hướng lớn hơn những đứa trẻ sinh trước ngày dự sinh hoặc sinh non.
Chế độ ăn kiêng kém trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Hút thuốc, uống rượu và sử dụng các loại ma túy khác nhau đều có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến cân nặng khi sinh của em bé.
Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ đầu tiên đôi khi nhỏ hơn khi sinh ra so với những đứa trẻ tiếp theo.
Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp nhiều chất từ ngũ cốc, rau, trái cây, sữa ít chất béo và protein.
Hạn chế thêm đường và chất béo rắn có trong thực phẩm như nước ngọt, đồ tráng miệng, đồ chiên, sữa nguyên kem và thịt mỡ. Thông thường, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 340 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng thứ hai) và khoảng 450 calo bổ sung mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba (cuối cùng).
Làm việc hoặc duy trì các hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần. Nếu không điều đó là quá sức đôi với mẹ, thai phụ có thể đạt được mục tiêu bằng cách chia nhỏ hoạt động thể chất thành 10 phút mỗi lần.
Hoạt động thể chất lành mạnh và an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ cần thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để xác định xem bạn có bất kỳ hạn chế hoạt động thể chất nào không.