Cháo là món dễ tiêu hóa và thường được đưa vào chế độ ăn của người bệnh, kể cả trường hợp mẹ bầu bị cảm. Do đó, thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ gợi ý top 8 món cháo giải cảm cho bà bầu hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp các mẹ nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cháo là một trong những món ăn trị cảm cúm cho bà bầu tuyệt vời giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường súc đề kháng. Dưới đây là 8 món cháo giải cảm cho bà bầu hiệu quả, bổ dưỡng và dễ thực hiện nhất, cụ thể gồm có:
Cháo trứng gà tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200 gam gạo, 1 nhúm lá tía tô, 2 quả trứng gà so, vài cọng hành lá, gia vị.
Cách nấu:
Để cháo nhanh chín hơn, bạn nên ngâm gạo trước cho nở ra. Sau đó, vo gạo, thêm nước vào nồi nấu cháo.
Rửa sạch lá tía tô và hành để ráo rồi thái nhỏ.
Bạn nên vặn nhỏ lửa khi cháo sôi và mở hé vung để cháo không bị trào ra ngoài.
Khi cháo nhừ, bạn hãy tiến hành nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó, đập 2 quả trứng gà vào và khuấy đều.
Cuối cùng, thêm tía tô và hành lá khi múc cháo ra tô. Nên ăn nóng để hỗ trợ giải cảm.
Cháo gà tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/2 con gà (bạn có thể bỏ bớt da gà nếu không thích cháo nhiều mỡ), 200 gam gạo nếp, 2 quả trứng gà, lá tía tô, hành, ngò, húng quế, hành tím và gia vị.
Cách nấu:
Gạo nếp sau khi vo sạch và ngâm sẵn thì đem xay nát một chút sao cho giống gạo tấm là được.
Đập 2 quả trứng gà vào bát, nêm ít muối và 1 thìa canh nước lọc rồi đánh đều lên.
Thái nhỏ hành lá sau khi rửa sạch, riêng phần cọng hành để nguyên.
Ngò, húng quế, tía tô rửa sạch và băm nhỏ ra.
Đun nồi nước, cho hành tím và gà vào luộc chung. Hành tím không cần băm nhỏ, chỉ nên lột vỏ và để nguyên củ. Bên cạnh đó, thêm vài lát gừng vào và nêm gia vị.
Hãy vớt bỏ bọt khi nước luộc gà sôi. Khi gà chín thì vớt gà bỏ vào tô nước đá.
Tiếp theo, cho gạo nếp đã chuẩn bị vào nước luộc gà để nấu cháo, thỉnh thoảng khuấy cháo đều tay.
Phần gà bạn cần lóc riêng phần thịt và để xương trở lại nồi cháo. Thịt gà sau khi xé phay thì nêm thêm chút gia vị rồi trộn đều. Tiến hành trộn thịt gà với hành tây thái múi cau để làm gỏi.
Nêm cháo lần nữa, thêm đầu hành và trứng vào khuấy đều.
Múc cháo giải cảm cho bà bầu vừa nấu ra tô, thêm tiêu, húng quế, tía tô, rau mùi và hành lên trên. Nên dùng nóng với gỏi gà để phát huy hiệu quả.
Cháo thịt bằm tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200 gam thịt lợn băm nhuyễn, 1 bát gạo tẻ, 1 ít gạo nếp, 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 1 nắm lá tía tô, hành lá và gia vị.
Cách nấu:
Gạo sau khi vo thì để ráo và mang đi rang (không dùng dầu ăn), đến khi gạo chuyển sang màu trắng ngà là được.
Cho thêm 1,5 lít nước lọc vào nồi cùng gạo để đun sôi. Khi nước sôi, nên ninh thêm 25 – 30 phút với lửa nhỏ. Để cháo không bị dính dưới đáy nồi, thỉnh thoảng dùng thìa đảo đều.
Tiến hành ướp thịt và trộn đều để yên trong vòng 15 phút.
Thái nhỏ hành lá, tía tô. Khoai tây và cà rốt thì thái hạt lựu.
Sau 20 phút nấu cháo, bạn cho khoai tây và cà rốt vào.
10 phút sau đó thêm thịt bằm và đánh tơi cháo rồi nêm gia vị cho vừa miệng.
Khi cháo chín, cho lá tía tô rồi tắt bếp. Lúc múc cháo giải cảm cho bà bầu vừa nấu xong ra bát, mẹ nên thêm tía tô, tiêu xay, gừng, hành lá vào và ăn nóng.
Cháo sườn
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gam sườn lợn, nửa bát gạo, rau mùi, hành lá, hành phi và gia vị.
Cách nấu:
Vo sạch gạo, thêm nước vào ngâm khoảng 3 tiếng rồi chắt nước ra, để ráo.
Sườn sơ chế sạch sẽ và chặt khúc vừa ăn.
Đun sôi nước và cho sườn vào trụng khoảng 2 phút rồi vớt ra để nguội.
Cho 1 lít nước vào nồi khác đun sôi. Tiếp theo, cho sườn vào hầm với lửa vừa.
Xay nát gạo một chút để nấu cháo nhanh nhừ hơn.
Sau khi hầm thịt khoảng 30 phút thì mở nắp, vớt bọt và cho gạo vào nấu cùng.
15 phút sau đó gắp sườn ra ngoài để nguội, trong khi cháo vẫn tiếp tục nấu cho nhừ.
Thái nhuyễn hành lá, rau mùi. Hành tím thái mỏng. Còn phần đầu hành thì thái khúc.
Đối với sườn thì bạn hãy bỏ phần xương, dùng kéo cắt thịt ra.
Cho thịt trở lại vào nồi, nêm gia vị vừa miệng, thêm đầu hành vào và tắt bếp.
Múc cháo ra tô, thêm hành phi, tiêu, hành lá và rau mùi lên trên. Để giải cảm tốt nhất, nên ăn nóng món cháo giải cảm cho bà bầu vừa thực hiện xong.
Trước khi nấu, bạn cần ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút.
Thái hạt lưu khoai lang tím. Lóc thịt lươn ra. Phần xương thì mang đi xay nhuyễn.
Đun sôi thịt lươn khoảng 5 phút thì vớt ra, ướp gia vị rồi để yên thêm 5 phút nữa.
Cho gạo vào nước luộc lươn và tiếp tục đun trong 30 phút để nấu cháo. Sau đó, thêm khoai lang tím, nước xương lươn, thịt lươn vào và nêm gia vị.
Đun đến khi khoai, lươn và cháo nhừ là được.
Múc cháo giải cảm cho bà bầu vừa nấu xong ra tô, dùng ngay khi còn nóng.
Cháo bò nấm rơm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500 gam thịt bò xay nhuyễn, 200 gam nấm rơm, 1 bát gạo tẻ, nửa bát gạo nếp, 1 củ hành tím, 1 nhánh gừng, hành, rau mùi, gia vị.
Cách nấu:
Ướp thịt bò với 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối và 1 ít tiêu.
Rang sơ gạo đến khi ngả vàng là được.
Đun sôi một nồi nước và đập gừng cho vào. Sau đó, đổ gạo vào, nêm chút đường và muối rồi ninh trong 30 phút. Hãy thêm nước sôi vào nếu thấy cháo quá đặc.
Xào hành tím, tỏi băm, gừng thái lát, nấm, tiêu và thịt bò xay nhuyễn. Thêm 2 thìa nước mắm vào khi thịt sắp chín.
Cho thịt và nấm vừa xào xong vào cháo, khuấy đều.
Cuối cùng, múc cháo ra bát, thêm gừng băm, rau mùi, hành thái nhỏ, tiêu lên trên. Ăn nóng cháo giải cảm cho bà bầu vừa nấu để tối ưu hiệu quả.
Cháo hành gừng giải cảm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50 gam gạo tẻ, 15 gam gừng, 15 – 30 gam hành lá, gia vị.
Cách nấu:
Vo gạo thật sạch rồi cho vào đun trong nồi nước đến khi chín. Để phần cháo dưới đáy nồi không bị dính, nhớ khuấy đều liên tục khi nấu.
Rửa sạch hành lá và gừng. Tiếp theo, thái gừng thành từng sợi, cắt nhỏ hành.
Cho gừng và hành vào nồi khi cháo bắt đầu sôi, gạo đã nhừ, nêm gia vị, khuấy đều, rồi tắt bếp.
Múc cháo giải cảm cho bà bầu vừa nấu ra tô, thêm chút tiêu xay. Dùng ngay khi còn nóng.
Trên đây là các món cháo giải cảm cho bà bầu hiệu quả và dễ thực hiện. Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi nấu và dùng cháo?
Lưu ý cho bà bầu khi nấu và ăn cháo giải cảm
Để cháo giải cảm cho bà bầu phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Bạn nên mua nguyên liệu tươi, sạch có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy hạn chế sử dụng bột ngọt hoặc nêm quá mặn và chỉ nấu với lượng vừa đủ dùng cho từng bữa.
Để gia tăng mùi vị, bạn nên thêm hành lá, tiêu xay, ngò thái nhỏ lên cháo. Ngoài ra, trong trường hợp dùng các nguyên liệu khác như mực, tôm,… bạn không cần phải thái nhỏ hay giã nhuyễn.
Vì ăn cháo rất dễ bị đói, nên hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Nên dùng cháo khi còn nóng để bệnh cảm nhanh chóng bị đẩy lùi. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nóng, dễ làm lưỡi và niêm mạc cổ họng bị tổn thương.
Chỉ dùng cháo giải cảm cho bà bầu đôi khi vẫn chưa đủ để cải thiện sức khỏe một cách tối ưu. Thai phụ nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng nhiều Vitamin C, rau xanh, sinh hoạt khoa học để nhanh chóng khỏi cảm.
Sau khi tìm hiểu về các món cháo giải cảm cho bà bầu, chúng ta hãy cùng khám phá cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả và nhanh chóng nhé.
Sử dụng trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.
Mỗi ngày hãy dùng 1 cốc nước lá tía tô.
Dùng nước muối sinh lý để súc miệng thường xuyên, đồng thời chườm ấm cơ thể mỗi ngày.
Mẹ có thể uống nước ấm ngâm tỏi giã nát hoặc ngửi tỏi trực tiếp để xông mũi.
Hạn chế sử dụng quạt, điều hòa, tránh tiếp xúc với gió lạnh, tăng cường giữ ấm cơ thể.
Duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, ngủ đủ giấc và nên kê gối dưới đầu khi ngủ.
Đảm bảo khẩu phần ăn mỗi ngày đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp đã áp dụng nhiều phương pháp giải cảm tại nhà nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn. Bà bầu nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. Tránh tự ý mua thuốc về uống vì tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Mong rằng qua bài viết này, đã giúp bạn hiểu rõ cách nấu các món cháo giải cảm cho bà bầu nhanh chóng nhất. Hãy tham khảo thật kỹ trước khi thực hiện nhé. Chúc các bạn thành công. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!