Thai nhi trong bụng mẹ thường sẽ bắt đầu chuyển ngôi vào những tháng cuối của thai kỳ nhằm giúp mẹ bầu thuận lợi “vượt cạn” hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh thường. Vậy trường hợp này phải làm sao? Có cách nào để cải thiện không? Bài viết dưới đây của Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ thì phải làm sao?
Trong suốt thai kỳ, trẻ sẽ thay đổi rất nhiều tư thế trong bụng mẹ. Tuy nhiên, thường thì những tháng cuối, trẻ sẽ bắt đầu đổi ngôi thai, để giúp cho mẹ bầu dễ sinh hơn. Nhưng vẫn có trường hợp, thai nhi nằm ở ngôi khó như ngôi mông, thai ngôi ngang hoặc là thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ (tức là thai nhi đang hướng mặt lên trên bụng, trong khi tư thế đúng là thai nhi sẽ nằm quay lưng vào bụng mẹ). Tất cả những ngôi thai này, đều khiến mẹ bầu khó có thể sinh thường mà phải áp dụng phương pháp sinh mổ nếu không muốn cả mẹ và con bị tổn thương.
Thông thường, ngôi thai của trẻ sẽ bắt đầu cố định khi bước vào tuần thứ 34 – 36, nhưng chỉ cần phát hiện ngôi thai sai lệch sớm, bác sĩ vẫn có thể tìm cách xử lý, thay đổi ngôi thai hoặc tìm hướng giải quyết khác để giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ đâu nhé! Tốt nhất, hãy đi khám thai theo đúng định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai.
Hướng dẫn cách đổi ngôi thai trước sinh cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia y tế, ngôi thai của trẻ vẫn có thể thay đổi nếu người mẹ biết cách tập luyện, do vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ thì hãy áp dụng ngay những lời khuyên hữu ích dưới đây để thai nhi quay đầu đúng vị trí nhé!
Điều chỉnh tư thế nằm ngủ: Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình quay ngôi thai. Do vậy, khi nằm ngủ, mẹ bầu hãy nằm nghiêng về phía bên trái để giúp tăng tuần hoàn máu, khiến máu lưu thông dễ dàng hơn, để thai nhi dễ dàng cử động xoay đầu. Ngoài ra, khi nằm ngủ hãy kết hợp giơ cao chân 2 – 3 lần liên tục.
Chú ý tư thế ngồi: Khi mẹ bầu ngồi hãy để phần đầu gối thấp hơn vùng hông, như vậy sẽ hỗ trợ thai nhi quay đầu dễ dàng hơn rất nhiều.
Tập luyện thể dục: Để hỗ trợ thai nhi quay đầu đúng vị trí và có thể thuận lợi sinh con, thì việc tập thể dục trong những tháng cuối thai kỳ là không thể bỏ qua. Mẹ bầu hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày 30 – 45 phút, như vậy sẽ giúp tử cung giãn nở, hỗ trợ quá trình sinh thường về sau.
Bơi lội: Bơi lội được xem là một trong những phương pháp giúp đổi ngôi thai cực kỳ tốt. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng đi bơi nếu kết quả siêu âm cho kết quả ngôi thai chưa thuận. Quá trình bơi lội sẽ hỗ trợ thai nhi chuyển ngôi và tăng cường sức khỏe cho thai phụ, giúp mẹ bầu vượt cạn thuận lợi hơn.
Siêu âm định kỳ: Việc làm quan trọng nhất mà mẹ bầu cần ghi nhớ trong trường hợp thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ là phải đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm thường xuyên theo đúng chỉ đinh của bác sĩ chuyên khoa. Bởi các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, áp dụng các thủ thuật xoay ngôi thai cũng như hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe, chuẩn bị cho hành trình sinh con không gặp khó khăn. Đặc biệt, trong trường hợp không thể đổi ngôi thai, mẹ bầu sẽ được tư vấn về phương pháp sinh mổ để chuẩn bị tốt nhất tâm lý.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề thai nhi nằm ngửa trong bụng mẹ phải làm sao sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc mẹ bầu thành công vượt cạn và khỏe mạnh chăm con.