Thai Nhi Đạp Trong Bụng Mẹ Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Đạp Trong Bụng Mẹ Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021

Thai nhi đạp trong bụng mẹ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Vậy hành động này có ý nghĩa ra sao, lúc nào xảy ra? Bé đạp nhiều có nguy hiểm hay không? Để bản thân cảm thấy an tâm hơn, mẹ bầu hãy xem bài viết này để được Đa khoa Phương Nam giải đáp những thắc mắc ở trên nhé!

Khi nào bé biết đạp và mẹ cảm nhận ra sao?

thai-nhi-dap-trong-bung-me-3
Từ tuần 15 – 16 nhiều mẹ bầu đã cảm nhận được bé đang đạp

Theo các bác sĩ sản khoa, em bé đã biết cử động kể từ tuần thứ 7 của thai kỳ. Thế nhưng lúc này tử cung vẫn chưa choán nhiều chỗ trong khoang bụng, con yêu cũng còn quá nhỏ nên mẹ không thể nhận ra chuyển động của thai nhi. Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng bản thân có thể cảm nhận được cử động do bé tạo ra vào khoảng tuần thứ 15 – 16. Và hiện tượng thai nhi đạp trong bụng mẹ hay di chuyển trở nên rõ nét hơn từ tuần 20.

Lúc này, cử động của con yêu tương tự như những nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng. Một số mẹ bầu khác thì cho biết lúc thai nhi đạp và di chuyển có cảm giác như cánh bướm đang đập. Vào tam cá nguyệt thứ 3, nhất là tuần 30 – 38, hiện tượng thai máy sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mẹ đã có thể dự đoán sức khỏe con yêu là mạnh hay yếu thông qua việc đếm số lần thai máy. Vậy thai nhi đạp trong bụng mẹ mang đến ý nghĩa như thế nào?

Giải mã ý nghĩa thai nhi đạp trong bụng mẹ

Thai nhi đạp trong bụng mẹ không đơn giản chỉ là hành động ngẫu nhiên, mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa, cụ thể như sau:

Đạp không chỉ là đạp

Thai nhi sẽ di chuyển xung quanh buồng tử cung của mẹ trong quá trình phát triển. Hiện tượng này thường được chúng ta gọi là đạp. Tuy nhiên trên thực tế đạp không chỉ là hành động bé dùng chân để đạp, mà còn gồm cả hành động nhào lộn, trở mình, nấc hay nhiều chuyển động khác. Thai nhi càng lớn, mẹ sẽ càng cảm nhận một cách rõ nét và cụ thể hơn những cú đạp ngộ nghĩnh, đáng yêu của con.

Thai nhi đạp thể hiện sở thích

Nghe thật khó tin nhưng thai nhi có thể cảm nhận những bản nhạc mẹ hay nghe hoặc mùi vị của món ăn mẹ thường dùng. Điều này cho thấy con yêu đã bắt đầu phát triển sở thích cá nhân ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Đó chính là lý do vì sao một số thai nhi có xu hướng đạp nhiều hơn khi nghe mẹ đọc sách, thưởng thức nhạc cổ điển,… trong khi các bé khác lại nằm yên.

Con yêu đạp để trò chuyện với mẹ

Đạp được xem là một phương pháp giao tiếp đầu đời của thai nhi với mẹ. Theo nghiên cứu, khi em bé nghe giọng của mẹ, nhịp tim sẽ dịu hơn và chậm lại. Bằng cách ghi nhớ giọng nói, con yêu sẽ thể hiện sự thích thú, vui vẻ thông qua những cú đạp khi nghe được giọng nói quen thuộc của bố mẹ. Do đó, bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con thường xuyên nhé.

thai-nhi-dap-trong-bung-me-1
Thai nhi đạp cũng là một cách để trò chuyện với mẹ

Thai nhi đạp liên tục và mạnh vì không gian chật chội

Chuyển động của bé chỉ dừng lại ở các cú rung nhẹ nhàng trong những tháng đầu tiên. Bé sẽ đạp với tần suất cao và mạnh khi thai nhi lớn hơn, nhất là từ tuần 18 – 19 trở đi. Nguyên nhân là do kích thước em bé tăng lên, không gian tử cung của mẹ trở nên chật hẹp hoặc con yêu đang đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe. Lúc này, thai nhi sẽ muốn đạp mẹ nhiều hơn, duỗi chân do cảm thấy khó chịu.

Con yêu đang cố tránh ánh sáng

Không gian tối, ấm áp, mềm là điều kiện tối ưu mà thai nhi thích nghi trong bụng mẹ, chứ không phải ánh sáng. Hơn nữa, bé sẽ bị chói mắt đồng thời có xu hướng đạp nhiều để tìm cách quay sang chỗ khác khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì lúc này, thị giác của con yêu chưa phát triển một cách toàn diện và đầy đủ.

Thai nhi đạp tức là đang thức

Hệ thần kinh của con yêu sẽ rõ ràng hơn về tình trạng tỉnh táo và giấc ngủ từ tuần thứ 30 trở đi. Bé bắt đầu thức vào ban đêm và ngủ nhiều hơn trong ban ngày. Do đó, cứ tối đến mẹ bầu sẽ thường cảm nhận được những cú đạp của con.

Bạn thấy đấy hành động thai nhi đạp trong bụng mẹ sẽ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau. Quan trọng nhất là chúng ta có thể dự đoán được tình hình sức khỏe của bé. Vậy nếu thai nhi đạp trong bụng mẹ nhiều có nguy hiểm không?

Bé đạp nhiều có nguy hiểm không?

Thai nhi đạp trong bụng mẹ nhiều có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ sản khoa, em bé đạp nhiều vẫn được xem là tốt hơn so với ít đạp. Do con yêu cần vận động ngay từ khi còn trong bụng mẹ để các cơ quan, xương khớp phát triển đúng chức năng. Ngoài ra, nếu bé ít hoạt động còn là dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị yếu, không nhận đủ dưỡng chất và lượng Oxy cần thiết.

thai-nhi-dap-trong-bung-me-4
Ở tam cá nguyệt thứ 2, 3 bé sẽ đạp nhiều hơn

Đối với chị em, mỗi thai kỳ sẽ là một sự trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Vì mỗi thai nhi đều có tần suất và cách hoạt động riêng biệt. Thông thường, em bé sẽ đạp nhiều hơn trong một số trường hợp dưới đây:

Sau khi mẹ bầu ăn no, nhất là dùng món ngọt hoặc thức uống lạnh.

Thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh và ánh sáng kể từ tuần thứ 16. Do đó, khi mẹ bầu sinh hoạt trong môi trường này, thai nhi sẽ có xu hướng đạp, chuyển động nhiều hơn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy con yêu giật mình khi có âm thanh lớn xuất hiện như tiếng nổ, còi xe,…

Dưỡng chất và lượng Oxy sẽ được vận chuyển đến bé nhiều hơn khi mẹ bầu nằm nghiêng bên trái. Vì lúc này quá trình tuần hoàn của cơ thể diễn ra tốt. Đây cũng là một trong những lý do khiến em bé chuyển động nhiều.

Vào ban đêm lúc không gian thanh vắng, yên tĩnh mẹ bầu sẽ dễ dàng cảm nhận được sự vận động của bé yêu trong bụng.

Mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nếu em bé đạp thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ 2, 3. Do lúc này không gian tử cung không còn đủ rộng so với kích thích của thai nhi, khiến bé đạp nhiều hơn.

Chúng ta đã tìm hiểu xong ý nghĩa của hành động thai nhi đạp trong bụng mẹ. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn và có kiến thức hữu ích để chăm sóc thai kỳ thật tốt. Trong trường hợp bạn bất an khi bé đạp quá ít hoặc nhiều hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ