Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 3, 2024
Mục Lục Bài Viết
Sau tiêm phòng bao lâu thì được uống kháng sinh? Theo nhận định của các chuyên gia, sau khi tiêm phòng vẫn có thể dùng được thuốc kháng sinh. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh vắc xin gây ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh và ngược lại.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trừ một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt (ví dụ vắc xin thương hàn đường uống), thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với vắc xin hay tác động đến quá trình tạo miễn dịch. Do đó, không có chống chỉ định nào trong việc tiêm chủng khi đang dùng kháng sinh.
Vắc xin và kháng sinh có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau. Trong khi vắc xin được chế tạo để kích thích hệ thống miễn dịch và tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại các bệnh nhiễm trùng, thì kháng sinh được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng vi khuẩn sau tiêm như sốt cao, sưng đỏ hoặc đau nhiều ở vị trí tiêm, việc sử dụng kháng sinh sẽ do bác sĩ quyết định. Dùng kháng sinh sau tiêm vắc xin cần phải dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Theo nhận định của các chuyên gia, người đang uống kháng sinh hoàn toàn có thể tiêm vắc xin nếu thể trạng và sức khỏe ổn định. Nhìn chung, kháng sinh không gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin nói chung, hay việc hệ miễn dịch tiếp nhận và nhận diện vắc xin, ngoại trừ vắc xin thương hàn đường uống được chống chỉ định đối với người có hệ miễn dịch yếu kém.
Đối với trẻ nhỏ đang uống kháng sinh, cần phải có sự tham vấn của bác sĩ trước khi tiêm. Theo Quyết định số 1575/QĐ-BYT, trẻ đang điều trị kháng sinh cần được khám và đánh giá tình trạng bệnh lý. Nếu trẻ không nằm trong trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn, có thể thực hiện tiêm chủng theo đúng lịch như bình thường. Do đó, khi trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh, cha mẹ cần xem xét thể trạng của trẻ và đưa đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm chủng.
Theo Luật Dược được Quốc hội ban hành: “Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh”. Vắc xin hoạt động như một “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh thông qua 4 giai đoạn:
Trong khi đó, kháng sinh (antibiotics) là các chất được tổng hợp từ các chủng vi sinh vật, có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật khác. Theo Quyết định 708/QĐ-BYT năm 2015, kháng sinh được chia thành 9 nhóm dựa trên đặc điểm cấu trúc và sinh hóa đặc thù của vi khuẩn.
Khi kháng sinh đi vào tế bào sẽ ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn đang sinh trưởng (đặc biệt trong giai đoạn phát triển mạnh theo cấp số nhân). Cơ chế hoạt động của kháng sinh trong cơ thể bao gồm: Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn; ức chế sinh tổng hợp protein; ức chế sinh tổng hợp acid nucleic; gây rối loạn chức năng màng nguyên tương;…
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), trẻ đang uống kháng sinh vẫn có thể tiêm vắc xin vì thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến quá trình phản ứng miễn dịch của vắc xin. Ngay cả khi trẻ đang dùng kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhẹ, cũng không nên trì hoãn việc tiêm phòng mà cần ưu tiên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của bác sĩ để trẻ hình thành kháng thể đầy đủ và mạnh mẽ, bảo vệ trẻ khỏi các mối đe dọa từ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Một nghiên cứu có tên “Impact of vaccination on antibiotic usage: a systematic review and meta-analysis” đã được công bố trên tạp chí CMI – Ấn phẩm hàng tháng của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu vào tháng 10/2019, tập 25, số 10. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu đồ sộ, bao gồm 4980 hồ sơ gửi về, 895 báo cáo toàn văn và 96 bài nghiên cứu khoa học, đã chỉ ra rằng:
Hầu hết trường hợp cần dùng kháng sinh sau tiêm chủng do các nguyên nhân sau đây:
Nguy cơ nhiễm trùng sau tiêm phòng thường xuất phát từ những sai sót trong thực hành tiêm chủng, bao gồm các lỗi trong quy trình chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng kỹ thuật. Khi tiêm sai cách có thể dẫn đến các biến chứng như sưng tấy vết tiêm, nhiễm trùng, mưng mủ và áp xe tại vị trí tiêm. Ngoài ra, việc vệ sinh không đúng cách cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tình trạng mủ và sưng tấy.
Trong trường hợp xuất hiện áp xe, người tiêm cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. Đối với tình trạng áp xe chỗ tiêm kèm nhiễm trùng da, bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Ngoài hiện tượng áp xe, một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra là sốc nhiễm trùng. Đối với biến chứng này, việc điều trị thường sẽ được thực hiện theo phác đồ bao gồm điều trị sốc, sử dụng kháng sinh và điều trị các biến chứng đi kèm.
Sau khi tiêm phòng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người với vắc xin mà có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau như sốt, ho, tiêu chảy ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp.
Mặc dù kháng sinh không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động bảo vệ của vắc xin, nhưng điều này không có nghĩa là người tiêm có thể tự ý sử dụng kháng sinh. Thay vào đó, người tiêm nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra sàng lọc và nhận được chỉ định điều trị phù hợp.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.