Siêu âm 4D thai 22 tuần là việc làm quan trọng được bác sĩ sản khoa khuyến cáo. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển trọng lượng cũng như hoàn thiện các cơ quan chức năng. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn còn băn khoăn liệu có nên siêu âm 4D thai 22 tuần hay không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!
Tầm quan trọng của phương pháp siêu âm 4D thai 22 tuần
Khi ở tuần thứ 22, thai nhi đã có sự phát triển về trọng lượng và cơ quan. Lúc này bé con dài tầm 27 cm, nặng 400 gam. Các bộ phận như tay, chân đã phát triển cứng cáp hơn nhiều nên mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi như xoay người, đá chân, vặn mình.
Siêu âm 4D thai 22 tuần nằm trong mốc thời gian quan trọng. Vì lúc này, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện được những dị tật thai nhi, kiểm tra tình hình phát triển có ổn định hay không. Theo khuyến cáo của chuyên gia sản khoa thì siêu âm 22 tuần là xét nghiệm bắt buộc. Việc thực hiện thủ thuật này có vai trò quan trọng vì:
Quan sát thai nhi trong bụng mẹ rõ nét
Theo các số liệu thống kê thì từ tuần 18 – 22 tuổi, lượng nước ối của thai phụ khá nhiều, bé yêu đã phát triển đầy đủ tứ chi. Do đó, bác sĩ có thể thăm khám, quan sát được thai nhi rõ ràng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Kiểm tra dị tật về não và cột sống
Bên cạnh đó siêu âm 4D thai 22 tuần giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển về não bộ, cột sống của thai nhi. Đồng thời chuyên gia sản khoa cũng phát hiện được những điểm dị tật ở cột sống như chẻ đôi đốt sống thể hở, biểu hiện bất thường ở não. Từ đó, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ, gia đình để có phương án xử lý kịp thời.
Nắm được sự phát triển tứ chi của thai nhi
Khi thai ở thời điểm 22 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ tứ chi. Siêu âm 4D có thể giúp phát hiện những điểm bất thường trong quá trình phát triển như: Thiếu ngón chân, tay, phát triển chậm,…
Kiểm tra tình trạng cơ quan nội tạng của thai nhi
Ngoài ra, siêu âm 4D thai 22 tuần cũng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng các bộ phận cơ quan nội tạng của thai nhi, cụ thể như sau:
Tim: Phát hiện dị tật tim, tim bẩm sinh được xem là ưu điểm nổi bật của kỹ thuật siêu âm 4D. Bác sĩ thông qua hình ảnh, chỉ số siêu âm sẽ chẩn đoán tim thai có bình thường hay không.
Hệ tiêu hóa: Việc kiểm tra hệ tiêu hóa là bắt buộc khi thai ở độ tuổi 22 tuần. Các dị tật về đường tiêu hóa thường gây ra hệ quả đa ối trung bình hoặc nặng hơn là liên quan đến sự bất thường nhiễm sắc thể.
Thận, bàng quang: Kiểm tra về vấn đề tắc nghẽn hay khuyết tật, không có dấu hiệu thận hoặc bàng quang bị giãn.
Chẩn đoán dị tật bẩm sinh
Siêu âm 4D thai 22 tuần còn giúp bác sĩ quan sát rõ hình ảnh của bé nằm trong bụng mẹ dưới nhiều góc độ. Từ đó phát hiện sớm những dấu hiệu dị tật bẩm sinh như: Dị tật ở các chi, hở hàm ếch, sứt môi,…
Phát hiện bánh nhau, nước ối có sự bất thường
Mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra, tầm soát các bất thường về nước ối, bánh nhau như: Nước ối nhiều hay ít, diện tích nhau bám lớn hoặc nhỏ, bánh nhau có bám chắc không,…
Các chỉ số mẹ cần nắm khi siêu âm 4D thai 22 tuần
Khi thực hiện siêu âm 4D thai 22 tuần, mẹ cũng nên nắm được các chỉ số quan trọng về thai. Từ đó đánh giá sơ lược sự phát triển, hình thái của bé yêu, bao gồm:
Chỉ số về hình thái thai nhi
Đầu: Vòm sọ toàn vẹn.
Mặt: Hai nhãn cầu, có miệng, môi trên liên tục, xương mũi.
Tương ứng với tuần tuổi thai, các chỉ số sẽ có những giá trị khác nhau. Mỗi em bé sẽ sở hữu số đo không giống nhau. Thường sự chênh lệch này chủ yếu do đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Nếu chỉ số khác nhau này nằm trong giới hạn cho phép, không đáng kể thì sẽ xem như là không có bất thường. Sau đây là chỉ số siêu âm 4D thai 22 tuần tiêu chuẩn:
Tuổi thai
BPD (mm)
FL (mm)
AC (mm)
HC (mm)
EFW (g)
22+0
47 – 59
35 – 41
154 – 197
189 – 213
398 – 559
22+1
48 – 60
35 – 42
158 – 198
191 – 215
408 – 574
22+2
48 – 60
36 – 42
160 – 199
192 – 216
419 – 589
22+3
48 – 60
36 – 43
163 – 200
194 – 218
429 – 604
22+4
49 – 61
36 – 43
166 – 202
196 – 220
440 – 620
22+5
49 – 61
36 – 44
169 – 203
198 – 222
450 – 635
22+6
50 – 62
37 – 44
172 – 204
199 – 223
461 – 650
Chỉ số đánh giá khác của thai 22 tuần
Siêu âm thai nhi ở tuần thứ 22 cũng kiểm tra được các chỉ số:
Nhịp tim thai: Nhịp tim thai dao động khoảng 120 – 160 lần/phút.
Vị trí bánh rau: Đánh giá được vị trí bánh rau so với lỗ trong của cổ tử cung.
Nước ối.
Đo chiều dài cổ tử cung.
Kiểm tra phần phụ của mẹ bầu, khối u cổ tử cung.
Giải mã hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần
Các mẹ cũng có thể thấy những chỉ số cơ bản xuất hiện trên phiếu siêu âm như:
GA: Tuổi thai.
FHR: Nhịp tim thai.
EFW: Trọng lượng ước tính của thai.
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
FL: Chiều dài xương đùi.
CRL: Chiều dài đầu mông.
TTD: Đường kính ngang bụng.
APTD: Đường kính của trước, sau bụng.
AC: Chu vi bụng.
BD: Khoảng cách giữa hai mắt.
HUM: Chiều dài xương cánh tay.
Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
Tibia: Kích thước chiều dài của xương ống chân.
Radius: Chiều dài xương quay.
Fibular: Chiều dài xương mác.
OFD: Đường kính xương chẩm.
CER: Đường kính tiểu não.
THD: Đường kính ngực.
TAD: Đường kính cơ hoành.
APAD: Đường kính bụng tính từ trước tới sau.
FTA: Thiết diện ngang thân.
GS: Đường kính túi thai.
HC: Chu vi đầu.
AF: Nước ối.
AFI: Chỉ số nước ối.
EDD: Ngày dự sinh.
Tùy thuộc vào độ tuổi thai nhi, chỉ số thai nghén có thể thay đổi. Do đó khi mẹ bầu cảm thấy chỉ số của con hơi thiếu so với độ phát triển thì cũng đừng nên lo lắng quá. Chỉ cần tiêu thụ đầy đủ chất và luôn giữ tinh thần thoải mái là sẽ giúp thai nhi luôn khỏe mạnh.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ bầu có thể hiểu được tầm quan trọng của việc siêu âm 4D thai 22 tuần. Vì nếu phát hiện điểm bất thường sẽ giúp hạn chế hệ quả đáng tiếc. Nếu có câu hỏi khác cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.