Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 23, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không, chúng ta cùng điểm qua lợi ích của siêu âm cân nặng thai nhi để biết lý do mà mẹ bầu nên thực hiện kỹ thuật này trong khi mang thai nhé!
Khi mang thai, bên cạnh việc siêu âm kiểm tra, đánh giá tình trạng thai nhi, mẹ bầu cũng được khuyến khích thực hiện siêu âm cân nặng thai nhi bởi kỹ thuật này có tác dụng quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển toàn diện của thai, cụ thể như:
Hiện nay, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng hơn 30 thuật toán khác nhau để tính toán và dự đoán cân nặng thai nhi thông qua chỉ số siêu âm. Đặc biệt, những chỉ số được sử dung nhiều nhất bao gồm:
Một số cách tính cân nặng của thai nhi qua chỉ số siêu âm thai mẹ bầu có thể tham khảo:
Việc tính toán và ước tính cân nặng thai nhi sẽ hỗ trợ tốt hơn cho bác sĩ trong quá trình tư vấn cho mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ. Bởi nếu thai nhi quá lớn mà sinh thường thì không những gây ảnh hưởng đến mẹ mà còn dễ làm tổn thương trẻ.
Siêu âm có khả năng ước đoán trọng lượng của em bé khi ở trong tử cung của mẹ, vậy liệu siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?
Trên thực tế, mặc dù siêu âm có thể dự đoán cân nặng thai nhi, nhưng phương pháp này lại không chính xác hoàn toàn. Theo các chuyên gia y tế thì siêu âm có thể ước đoán cân nặng của trẻ với sai số từ 8 -15%, có nghĩa là thai nhi trong bụng mẹ có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn 8 – 15% so với trọng lượng đã được tính toán thông qua kết quả siêu âm.
Hơn nữa, kỹ thuật siêu âm cân nặng thường đạt độ chính xác cao hơn trong thời gian đầu của thai kỳ, bởi lúc này, trẻ tăng trưởng ổn định. Còn vào giai đoạn sau, trẻ sẽ phát triển theo những chiều hướng và mức độ khác nhau nên việc đo cân nặng bằng siêu âm đôi khi sẽ gặp khó khăn hơn. Vì vậy độ chính xác sẽ còn phụ thuộc vào kích cỡ của từng thai nhi.
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của thai nhi thì việc dự đoán cân nặng chính xác của thai nhi sẽ không hề đơn giản. Do đó, vào 3 tháng cuối thai kỳ cũng như trước khi chuyển dạ, mẹ bầu sẽ được khuyên đi siêu âm định kỳ thường xuyên để đánh giá vị trí nhau thai, thể tích ối, vị trí nằm của thai, trắc đồ sinh vật lý để chuẩn bị trước những vấn đề cho mẹ thuận lợi “vượt cạn”.
Việc siêu âm cân nặng chỉ giúp bác sĩ đưa ra cân nhắc kỹ lưỡng hơn về phương pháp sinh phù hợp, tránh rủi ro cho mẹ cũng như đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, nên việc cân nặng ước đoán không chính xác 100% cũng không ảnh hưởng gì đến mẹ và thai.
Khi siêu âm cân nặng thai nhi, sẽ có một số trường hợp đặc biệt xảy ra, lúc này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, cụ thể như:
1. Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm
Trường hợp siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm so với những lần siêu âm khác, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành siêu âm lại, kết hợp với việc xét nghiệm, kiểm tra các chỉ số khác, nhằm đánh giá chính xác về tình trạng hiện tại của thai nhi. Để biết cụ thể thai nhi có đang bị chậm hay ngưng phát triển hoặc gặp phải những bất thường khác hay không? Từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả, an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
2. Chênh lệch cân nặng khi siêu âm
Trường hợp đặc biệt tiếp theo mà mẹ bầu có thể gặp phải trong quá trình siêu âm thai đó là chênh lệch cân nặng khi siêu âm. Nhưng trường hợp này thường không quá nghiêm trọng, bởi việc siêu âm và tính toán cân nặng thai nhi sẽ có sai số từ 8 – 15%. Nhưng nếu tỉ lệ chênh lệch quá lớn, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra lại cũng như làm các xét nghiệm liên quan để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn, đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.