Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp câu hỏi siêu âm đầu dò có phát hiện dính tử cung không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng dính tử cung trước.
Dính tử cung cản trở quá trình làm tổ của trứng sau khi thụ thai, vì khiến lớp nội mạc tử cung không thể tái tạo và phục hồi. Dính tử cung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở phái nữ.
Tử cung gồm có 3 lớp là thanh mạc, lớp cơ và nội mạc. Đối với lớp nội mạc tiếp tục chia thành hai lớp nữa và có chức năng khác nhau. Lớp phía trên nội mạc sẽ bong ra sau kỳ kinh và thải ra ngoài theo dạng máu kinh. Trong khi đó, lớp đáy có vai trò tái tạo lớp nội mạc bị bong.
Thành trước và sau của tử cung sẽ dính vào nhau nếu lớp đáy không thể hiện được hết chức năng vì bị tổn thương. Từ đó, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần chị em bị dính tử cung sẽ có những biểu hiện điển hình như:
Theo các chuyên gia, tình trạng dính tử cung xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Biến chứng của việc hút, nạo thai hoặc nhau thai sau khi sẩy thai, sinh nở là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến triệu chứng dính tử cung. Mặc dù bác sĩ luôn cố gắng hút thật sạch bên trong tử cung sau khi thực hiện nạo hút thai, nhau thai. Nhưng lớp đáy niêm mạc tử cung vẫn có thể bị tổn thương vì những hạn chế kỹ thuật.
Lớp niêm mạc cũng dễ bị tổn thương do tiến hành thủ thuật ở cơ quan tiết dục tử cung, bóc tách u xơ tử cung. Nếu chị em không thực hiện chính xác những khuyến cáo, hướng dẫn của bác sĩ sau khi tiến hành thủ thuật, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tử cung, âm đạo. Từ đó, gây ra biến chứng dính tử cung nguy hiểm. Ngoài ra, nếu chị em bị viêm kết hạch, viêm nhiễm hậu sản,… cũng dẫn đến hiện tượng dính tử cung.
Các thủ thuật như cắt bằng điện nội mạc tử cung, vi sóng, đông lạnh, xạ trị cục bộ,… làm suy thoái tầng đáy nội mạc tử cung và trở thành nguyên nhân gây dính tử cung. Chị em cũng có thể mắc bệnh này nếu bị viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng lao nội mạc tử cung,…
Theo nhận định của bác sĩ, quá trình thụ thai vẫn diễn ra bình thường khi chị em bị dính tử cung. Thế nhưng, nội mạc tử cung bị tổn thương nên không tái tạo được lớp chức năng giàu dưỡng chất để phôi thai bám vào. Trong trường hợp, phôi thai bám nhưng lớp niêm mạc không dày lên, thậm chí không thể bám vào được sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai.
Nếu sảy thai quá nhiều lần liên tiếp có thể dẫn đến vô sinh. Nguyên nhân phôi không bám vào được gây sảy thai chiếm khoảng 15%. Chị em sẽ có tỷ lệ sảy thai cao và liên tiếp nhiều lần, khả năng mang thai thấp nếu bị dính tử cung nặng. Theo thống kê, phụ nữ có khoảng 68% nguy cơ bị hiếm muộn thứ phát khi phá thai từ 2 lần trở lên.
Tin vui cho chị em là bệnh dính tử cung có thể chữa được, thông qua phương pháp phẫu thuật tách phần tử cung bị dính và tiến hành tái tạo lại buồng tử cung. Hiệu quả và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích dính, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của chị em.
Thế nhưng, việc phục hồi sẽ rất khó khăn nếu niêm mạc tử cung quá mỏng vì phá thai nhiều lần. Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ bác sĩ. Nếu dính tử cung do viêm nhiễm phụ khoa, lao sinh dục thì bạn cần điều trị dứt điểm hoàn toàn trước khi tiến hành phẫu thuật tách dính.
Chúng ta vừa tìm hiểu về tình trạng dính tử cung. Vậy siêu âm đầu dò có phát hiện dính tử cung không?
Siêu âm đầu dò có phát hiện dính tử cung không? Siêu âm đầu dò là gì? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp ngay bên dưới.
Siêu âm đầu dò là một loại siêu âm vùng chậu, thường được bác sĩ chỉ định giúp chẩn đoán các bệnh lý về ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, âm đạo, cổ tử cung của phái nữ.
Để có được hình ảnh rõ nét, độ chính xác cao, siêu âm đầu dò dùng sóng âm tần cao để tiếp xúc với ngõ âm đạo. Lúc thao tác, bác sĩ sẽ chèn đầu dò siêu âm vào trong ống âm đạo. Từ đó, giúp chẩn đoán và xác định tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong, hỗ trợ phát hiện bệnh lý kịp thời (nếu có).
Siêu âm đầu dò có thể được thực hiện thông qua đường âm đạo hoặc hậu môn tùy theo mục đích siêu âm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh về tiểu khung, tuyến tiền liệt hoặc trực tràng thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm qua đường hậu môn. Còn nếu siêu âm qua đường âm đạo thì áp dụng cho các trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh về phụ khoa.
Siêu âm đầu dò có hại không? Theo các bác sĩ, siêu âm đầu dò hoàn toàn an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm đầu dò có thể giúp phát hiện tình trạng dính tử cung. Lớp nội mạc mỏng và tử cung ứ dịch sẽ được quan sát thông qua hình ảnh siêu âm. Việc chẩn đoán dính tử cung có thể được thực hiện bằng thao tác kết hợp bơm nước vào buồng tử cung và siêu âm đầu dò.
Thế nhưng, thông qua phương pháp siêu âm đầu dò chỉ có thể đánh giá tương đối về triệu chứng dính tử cung. Thông thường, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho người bệnh nội soi buồng tử cung kèm theo chụp X-quang vòi trứng. Do đó, chị em cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra siêu âm đầu dò còn cho thấy hình ảnh chi tiết của buồng trứng, vòi trứng, tử cung, … giúp bác sĩ chẩn đoán được một số bệnh khác như u xơ, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, ung thư cổ tử cung, … Đặc biệt với phụ nữ đang trong thai kỳ thì phát hiện được vị trí của thai nhi và sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, siêu âm đầu dò chống chỉ định đối với các trường hợp phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục, phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo hoặc đang trong quá trình kinh nguyệt và trẻ em. Để hiểu rõ hơn về siêu âm đầu dò, bạn có thể tham khảo “Kinh nghiệm siêu âm đầu dò” trong bài chia sẻ trước của Phương Nam.