Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 21, 2020
Mục Lục Bài Viết
Hiện nay, siêu âm giới tính thai nhi được thực hiện bằng cách sử dụng máy siêu âm chuyên dụng để kiểm tra cơ quan sinh dục của thai nhi cũng như đánh giá về tỉ lệ khung xương, tỉ lệ cơ thể của thai nhi trong tử cung của mẹ. Thông qua hình ảnh và các chỉ số mà máy siêu âm đo được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về giới tính thai nhi mà mẹ bầu đang mang thai là trai hay gái.
Theo các chuyên gia y tế thì thời điểm sớm nhất có thể tiến hành siêu âm giới tính thai nhi đó là kể từ tuần thứ 12 của thai kỳ. Bởi lúc này, cơ quan sinh dục của thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện hơn. Nên có thể phát hiện giới tính nhờ siêu âm. Trong tuần thứ 12, thai nhi có thể nặng gần 15 gram, dài khoảng 5,5 cm. Xương khớp trở nên cứng cáp và các bộ phận cơ thể đã hoàn thiện hơn. Đặc biệt cơ quan sinh dục của bé cũng hoàn thiện hơn và có thể xác định được trai hay gái nhưng vẫn chưa rõ ràng.
Để có thể biết chắc chắn hơn về giới tính của bé, mẹ bầu có thể siêu âm vào tuần 20 của thai kỳ. Khi có mang 20 tuần, bé dài khoảng 15cm, khoảng chiều dài quả cà tím, và cân nặng khoảng 230g. Da của bé dày hơn và phát triển các lớp dưới lớp vernix bảo vệ trong tuần mang thai thứ 20. Tóc và móng tay của bé tiếp tục phát triển. Các chi của bé phát triển tốt và cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, lúc này cơ quan sinh dục của thai nhi mới hoàn thiện và phân chia rõ ràng giữa giới tính nam và nữ.
Siêu âm là phương pháp xác định giới tính thai nhi được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, vậy liệu siêu âm giới tính thai nhi có chính xác như “lời đồn” hay tỉ lệ, mức độ chuẩn xác là bao nhiêu? Có phương pháp nào khác để biết giới tính của thai mà không cần siêu âm hay không?
Hiện nay, khi siêu âm giới tính thai nhi, bác sĩ có thể ứng dụng các phương pháp khác nhau như siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 4D, thậm chí là siêu âm 5D. Thông qua hình ảnh trực quan mà máy siêu âm thể hiện trên màn hình, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về việc mẹ bầu đang mang thai con trai hay con gái. Vì thế phương pháp này dựa vào hình ảnh để phát hiện ra giới tính của bé và độ chính xác cũng phụ thuộc vào thời điểm siêu âm, tư thế nằm cửa bé, phương pháp siêu âm, máy móc thiết bị siêu âm có hiện đại không và kinh nghiệm của bác sĩ.
Hiện nay, siêu âm là phương pháp xác định giới tính thai nhi chính xác, an toàn nhất, tuy nhiên, trên thực tế thì siêu âm không thể phát hiện chính xác giới tính thai nhi 100%. Nó chỉ nằm trong khoảng từ 45% – 95% tùy vào thời điểm siêu âm. Cụ thể, mức độ và tỷ lệ siêu âm giới tính thai nhi chính xác trong từng giai đoạn của thai kỳ sẽ thay đổi như sau:
Thực tế thì việc xác định giới tính thai nhi qua một lần siêu âm là rất khó, do đó, bác sĩ sẽ phải thực hiện siêu âm định kỳ nhiều lần mới có thể đưa ra dự đoán chuẩn xác nhất về việc mẹ bầu mang thai trai hay gái.
Đặc biệt, nếu giới tính thai nhi là bé trai thì sẽ dễ phát hiện và cho kết quả siêu âm chính xác hơn so với thai nhi là con gái.
Theo các chuyên gia y tế thì kết quả siêu âm giới tính thai nhi có chính xác hay không và đạt tỉ lệ chính xác bao nhiêu phần trăm sẽ do những yếu tố sau quyết định:
Phương pháp siêu âm
Nếu mẹ bầu siêu âm bằng những phương pháp truyền thống thì tỉ lệ chính xác sẽ thấp hơn rất nhiều khi ứng dụng các kỹ thuật siêu âm màu hiện đại. Ví dụ, nếu muốn xác định giới tính ở thai nhi từ giai đoạn đầu của thai kỳ mà ứng dụng siêu âm 2D thì khả năng chẩn đoán đúng sẽ thấp hơn so với việc ứng dụng siêu âm màu 4D, 5D. Tỉ lệ xác định giới tính thai nhi bằng công nghệ siêu âm màu 4D, 5D thường cao hơn 90%.
Tình trạng thai nhi trong bụng mẹ
Thực tế, theo các chuyên gia y tế thì siêu âm thai nhi có chính xác không còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ. Nghe thì có vẻ vô lý tuy nhiên nếu thai nhi có ngôi thai thuận lợi, nằm đúng tư thế… thì sẽ dễ phát hiện chính xác dị tật cũng như giới tính hơn qua kết quả siêu âm, từ đó, nâng cao tỉ lệ chẩn đoán đúng kết quả siêu âm. Còn nếu thai nhi nằm gập chân nhiều, che mất cơ quan sinh dục thì sẽ khó chẩn đoán chi tiết về giới tính hơn.
Bởi vì siêu âm không thể đảm bảo kết quả chẩn đoán giới tính thai nhi chính xác 100%, do đó, trong trường hợp siêu âm vẫn chưa thể giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng và mẹ bầu muốn biết chính xác giới tính của trẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện các phương pháp xác định giới tính khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chọc dò nước ối…
Trong trường hợp phát hiện thai nhi có bất thường thì một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành sinh thiết nhau thai để kiểm tra dị tật thai nhi cũng như xác định giới tính của thai nhi. Bên cạnh những ưu điểm về độ chính xác lên đến 90% và xác định giới tính thai nhi ở giai đoạn sớm thì nhược điểm của phương pháp này là chi phí bỏ ra không hề ít và cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Với phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ lấy máu của người mẹ để kiểm tra nhiễm sắc thể tồn tại trong máu, đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh và xác định giới tính thai nhi. Phương pháp này sẽ tìm kiếm các sự xuất hiện của nhiễm sắc thể giới tính nam (nhiễm sắc thể Y) trong máu của mẹ bầu và từ đó có thể xác định xem bạn đang mang con trai hay con gái. Xét nghiệm máu có thể thực hiện vào tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ. Độ chính xác của cách làm này cũng trên 95%.
Thông qua siêu âm giới tính thai nhi, mẹ không chỉ có thể biết được bé là trai hay gái mà còn có được nhiều thông tin về bé hơn qua hình ảnh sinh động trực quan và đặc biệt là các thông số hiển thị trên màn hình. Nhằm giúp mẹ tự trang bị kiến thức cho mình tốt hơn, Phương Nam sẽ hướng dẫn một số thông tin đơn giản, ngắn gọn dưới đây.
Khi siêu âm giới tính thai nhi, bác sĩ sẽ phân tích cho mẹ hình ảnh siêu âm, nếu mẹ thấy âm vật của bé là ba đường kẻ song song thì đó là bé gái. Ngược lại, hình ảnh siêu âm là bìu và dương vật thì đó là bé trai.
Ngoài ra, vì không phải lúc này trẻ cũng nằm ở ngôi thuận cho mẹ dễ thấy bộ phận sinh dục. Nên trường hợp bé không chịu nằm yên, bộ phận sinh dục bị che khuất thì bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố như hình dạng của thai nhi, hình dạng của túi thai, dữ liệu tim thai, chiều dài xương đùi,… để phân biệt giới tính, cụ thể như sau:
Để hiểu rõ hơn về các thông số này, bạn có thể tham khảo các ký hiệu trong siêu âm thai.
Tuổi thai nhi theo tuần | GSD (mm)
Đường kính túi thai |
CRL (mm)
Chiều dài từ đầu đến mông thai nhi |
BPD (mm)
Đường kính lưỡng đỉnh |
FL (mm)
Chiều dài xương đùi |
EFW (gram)
Cân nặng thai ước tính |
HC (mm)
Chu vi đầu |
AC (Chu vi vòng bụng) |
4 | 3 – 6 | — | — | — | — | ||
5 | 6 – 12 | — | — | — | — | ||
6 | 14 – 25 | 4-7 | — | — | — | ||
7 | 27 | 9-15 | — | — | 0,5-2 | ||
8 | 29 | 16-22 | — | — | 1-3 | ||
9 | 33 | 23-30 | — | — | 3-5 | ||
10 | 31-40 | — | — | 5-7 | |||
11 | 41-51 | — | — | 12-15 | |||
12 | 53 | — | — | 18-25 | 70 | 56 | |
13 | 74 | 21 | 8 | 35-50 | 84 | 69 | |
14 | 87 | 25 | 14 | 60-80 | 98 | 81 | |
15 | 101 | 29 | 17 | 90-110 | 111 | 93 | |
16 | 116 | 32 | 20 | 121-171 | 124 | 105 | |
17 | 130 | 36 | 23 | 150-212 | 137 | 117 | |
18 | 142 | 39 | 25 | 185-261 | 150 | 129 | |
19 | 153 | 43 | 28 | 227-319 | 162 | 141 | |
20 | 164 | 46 | 31 | 275-387 | 175 | 152 | |
21 | 26,7 | 50 | 34 | 399 | 187 | 164 | |
22 | 27,8 | 53 | 36 | 478 | 198 | 175 | |
23 | 28,9 | 56 | 39 | 568 | 210 | 186 | |
24 | 30 | 59 | 42 | 679 | 221 | 197 | |
25 | 34,6 | 62 | 44 | 785 | 232 | 208 | |
26 | 35,6 | 65 | 47 | 913 | 242 | 219 | |
27 | 36,6 | 68 | 49 | 1055 | 252 | 229 | |
28 | 37,6 | 71 | 52 | 1210 | 262 | 240 | |
29 | 38,6 | 73 | 54 | 1379 | 271 | 250 | |
30 | 39,9 | 76 | 56 | 1559 | 280 | 260 | |
31 | 41,1 | 78 | 59 | 1751 | 288 | 270 | |
32 | 42,4 | 81 | 61 | 1953 | 296 | 280 | |
33 | 43,7 | 83 | 63 | 2162 | 304 | 290 | |
34 | 45 | 85 | 65 | 2377 | 311 | 399 | |
35 | 46,2 | 87 | 67 | 2595 | 318 | 309 | |
36 | 47,4 | 89 | 68 | 2813 | 324 | 318 | |
37 | 48,6 | 90 | 70 | 3028 | 330 | 327 | |
38 | 49,8 | 92 | 71 | 3236 | 335 | 336 | |
39 | 50,7 | 93 | 73 | 3435 | 340 | 345 | |
40 | 51,2 | 95 | 75 | 3619 | 344 | 354 |