Siêu Âm Tim Có Phát Hiện Bệnh Mạch Vành Hay Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tim mạch > Siêu Âm Tim Có Phát Hiện Bệnh Mạch Vành Hay Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 16, 2023

Siêu âm tim được xem là một trong những phương pháp thăm khám phổ biến ,nhằm hỗ trợ chẩn đoán triệu chứng liên quan đến tim và vùng lân cận. Vậy siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là một kỹ thuật thăm dò giúp kiểm tra và phát hiện những bất thường về cấu trúc, chức năng tim, vùng lân cận. Phương pháp này sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại hình ảnh rõ nét về các bộ phận của tim.

Siêu âm tim là gì?
Siêu âm tim nhằm phát hiện những bệnh lý sớm về tim mạch 

Siêu âm tim có thể đánh giá thông tin gì?

Kết quả hình ảnh siêu âm tim có thể giúp bác sĩ chẩn đoán trạng thái về tim và bộ phận liên quan, cụ thể như sau:

  • Hình dạng, kích thước tim của một chu kỳ hoạt động.
  • Quá trình, cách hoạt động co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể của tim.
  • Cách nhận máu trở về của tim từ hệ thống tĩnh mạch.
  • Đánh giá kích thước, chuyển động của thành tim trong hoạt động bơm máu.
  • Quan sát hoạt động của van tim để kịp thời phát hiện vấn đề hở hay hẹp van tim.
  • Phát hiện những khối u, sự xuất hiện của dịch viêm ở vùng tim, mạch máu, quanh van tim. Từ đó đưa ra được chẩn đoán và phương hướng điều trị chính xác hơn.

Khi nào cần đi siêu âm tim?

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm tim, nếu người thực hiện xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, cụ thể bao gồm:

  • Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.
  • Đau thắt vùng ngực.
  • Nghi ngờ mắc bệnh về tim do tiền sử gia đình.
  • Tim đập nhanh, nghẹn lại khó thở mỗi khi làm việc nặng.
  • Đau tim, nôn ói, đau ngực, hụt hơi bất ngờ.
  • Đau vai trái, cổ, cánh tay, lưng hoặc hàm.
Khi nào cần đi siêu âm tim?
Đau thắt ngực đột xuất nên tiến hành thực hiện siêu âm tim

Triệu chứng bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là trạng thái khi cơ thể có một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị cản trở hoặc hẹp do sự hình thành các mảng bám tích tụ bên trong. Thông thường động mạch vốn dĩ mềm mại và đàn hồi, nay trở nên cứng, hẹp hơn do sự xuất hiện những mảng bám qua thời gian. Cụ thể là Cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Triệu chứng bệnh mạch vành
Mạch vành là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Khi bệnh mạch vành tiến triển thì sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này dẫn tới cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, khiến bệnh nhân bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Những cơn nhồi máu cơ tim thông thường xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, gây tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, thậm chí là gây tổn thương tim vĩnh viễn.

Ngoài ra, bệnh mạch vành diễn tiến nặng dần theo thời gian có thể khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim, suy tim. Nếu nắm được đầy đủ về bệnh sẽ giúp việc chẩn đoán, phát hiện sớm, kịp thời điều trị hiệu quả.

Triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất là đau vùng tim hoặc đau thắt ngực, biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Nặng nề vùng ngực.
  • Cảm giác né ép tim.
  • Đau ran vùng ngực.
  • Nóng rát.
  • Tê vùng ngực.
  • Đầy bụng.
  • Cảm giác tim bị bóp chặt lại.
  • Đau ngực âm ỉ.

Biểu hiện của bệnh mạch vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi. Các dấu hiệu khác bao gồm: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, mệt mỏi, nôn, buồn nôn,…

Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành hay không?

Mạch vành là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đa số bệnh nhân chỉ phát hiên ra bệnh khi xuất hiện các triệu chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy liệu siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành hay không? 

Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành?

Các bác sĩ chuyên khoa đều cho rằng siêu âm tim hoàn toàn có thể sớm phát hiện được bệnh mạch vành. Nhờ sử dụng sóng siêu âm tần số cao, kỹ thuật này giúp chuyên gia quan sát hình ảnh cấu trúc, hoạt động của các bộ phận trong tim.

Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành hay không?
Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành?

Sự suy yếu chức năng, hoạt động của tim khiến cho các thành cơ tim co bóp yếu hơn mức bình thường. Hoặc buồng tim giãn có thể là do tim đã bị tổn thương hay thiếu oxy trầm trọng. Các biểu hiện này giúp định hướng chẩn đoán liên quan đến bệnh lý mạch vành hoặc tim, cơ tim.

Nhược điểm của siêu âm tim là chỉ phát hiện ra bệnh mạch vành ở giai đoạn muộn. Lúc này nó đã ảnh hưởng đến vận động buồng tim. Ở giai đoạn sớm hơn, việc chẩn đoán qua hình ảnh có thể sai do bị thiếu dấu hiệu bệnh lý.

Những bệnh lý có thể phát hiện được nhờ siêu âm tim

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành không? Ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp phát hiện được nhiều bệnh lý khác, cụ thể như sau:

  • Cục máu đông trong buồng tim: Cục máu đông di chuyển theo dòng máu, đến khu vực mạch máu hẹp và gây ra trạng thái tắc nghẽn.
  • Tổn thương cơ tim: Hoạt động bơm máu của tim diễn ra bình thường nhờ sự phối hợp hoạt động giữa nhiều bộ phận khác nhau. Cơ tim đau do thiếu hụt oxy hoặc thoáng qua có thể khiến cho thành tim di chuyển yếu, chức năng tim suy giảm.
  • Vấn đề van tim: Kết quả siêu âm tim cho biết kích thước, hình ảnh, sự hoạt động của van tim trong chu kỳ bơm – đẩy máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra van có đóng hoàn toàn, xuất hiện rò rỉ máu hay không.

Những lưu ý khi siêu âm tim

Siêu âm tim được biết đến là kỹ thuật thăm khám 3 không: Không xâm lấn, gây đau hay tổn  hại đến sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này thỉnh thoảng vẫn gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Bệnh nhân có chỉ định siêu âm tim gắng sức cần sử dụng thuốc hỗ trợ dẫn đến gây loạn nhịp tim tạm thời.
  • Người thực hiện siêu âm qua đường thực quản có thể bị đau vùng cổ họng trong vài tiếng.
  • Hiếm khi xảy ra tình trạng xước niêm mạc họng, chảy máu hoặc các tổn thương khác.
Những lưu ý khi siêu âm tim
Tình trạng xước niêm mạc vọng hiếm khi xảy ra sau siêu âm

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế tối đa tình trạng xảy ra tác dụng phụ, bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ phụ trách.
  • Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi thực hiện kỹ thuật nhất là bệnh nhân siêu âm qua đường thực quản hoặc gắng sức.
  • Cần uống thuốc an thần hoặc phải gây tê vùng cổ họng nếu siêu âm qua đường thực quản.
  • Sau siêu âm tim, người thực hiện có thể quay về hoạt động thường nhật.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ thực hiện để được thăm khám, xử lý kịp thời.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành hay không. Mặc dù đây là phương pháp chẩn đoán an toàn, hiệu quả, chính xác. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn xuất hiện một số tác dụng phụ nên bệnh nhân cần lưu ý. Để được tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ