Siêu Âm Tim Qua Thực Quản Là Gì? Có Đau Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tim mạch > Siêu Âm Tim Qua Thực Quản Là Gì? Có Đau Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 22, 2023

Hiện nay, kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản được sử dụng khá phổ biến. Nó đóng vai trò chính yếu trong quá trình chẩn đoán, điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định có phải thực hiện phương pháp siêu âm tim hay không. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật thăm khám này cũng như những điều cần lưu ý để quá trình thực hiện diễn ra tốt hơn bạn nhé!

Siêu âm tim qua thực quản là gì?

Siêu âm tim qua thực quản (TEE: Transesophageal Echocardiogram) là phương pháp sử dụng sóng siêu âm cao tần để tạo ra hình ảnh chuyển động của mạch máu chính và tim. Kỹ thuật này hỗ trợ phát hiện các bệnh lý liên quan đến khối u, van tim, cơ tim, màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, những bất thường bẩm sinh tim cũng như phát hiện tình trạng phình giãn động mạch chủ ngực.

Siêu âm tim qua thực quản là gì?
Siêu âm tim qua thực quản là kỹ thuật thăm khám khá phổ biến hiện nay

Siêu âm tim qua thực quản được nhận xét là kỹ thuật có thể tiếp cận gần tim hơn nhờ việc đưa thiết bị siêu âm qua đường miệng vào trong thực quản để tiến hành thực hiện siêu âm. Kết quả chính xác hơn so với phương pháp siêu âm tim qua thành ngực.

Chỉ định siêu âm tim qua thực quản

Các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim qua thực quản để tìm ra những vấn đề trong cấu trúc, chức năng của tim. Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết hơn về tâm nhĩ, van tim so với các kỹ thuật thông thường khác. Chuyên gia phụ trách có thể tiến hành sử dụng siêu âm tim qua thực quản nếu bạn có thành ngực dày, băng vùng ngực, béo phì hoặc đang dùng máy thở.

Siêu âm qua thực quản cho ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc tim giúp các bác sĩ đánh giá:

  • Kích thước buồng tim, độ dày thành tim.
  • Hoạt động bơm máu của tim.
  • Phát hiện mô bất thường xung quanh van tim do nhiễm khuẩn, nấm, virus.
  • Chẩn đoán ung thư.
  • Van tim có bị hở, hẹp hay tắc gì không.
  • Xuất hiện cục máu đông trong buồng tim.

Siêu âm tim qua thực quản được chỉ định nhằm cung cấp thông tin trong quá trình phẫu thuật sửa chữa van tim, lóc tách động mạch chủ, tổn thương tim bẩm sinh. Phương pháp này cũng sử dụng nhiều trong điều trị phẫu thuật bệnh viêm nội mạc nhiễm khuẩn.

Chỉ định siêu âm tim qua thực quản
Siêu âm tim qua thực quản có thể giúp phát hiện bệnh ung thư

Cần làm gì trước khi siêu âm tim qua thực quản?

Để quá trình siêu âm tim qua thực quản diễn ra tốt đẹp, người thực hiện cần tuân thủ các vấn đề dưới đây:

  • Không ăn uống, kể cả nước tối thiểu 6 tiếng trước khi siêu âm.
  • Chỉ uống thuốc với lượng nước rất nhỏ.
  • Tháo răng giả, một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể được truyền an thần liều nhẹ qua đường tĩnh mạch.
  • Vùng hầu họng có thể được gây tê bằng các dạng Gel/xịt.

Lưu ý: Hãy báo ngay với nhân viên y tế nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai, dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc tê, latex hay những loại  thuốc bản thân đang sử dụng.

Siêu âm tim qua thực quản có đau không?

Các bệnh nhân khá e ngại khi được chỉ định siêu âm tim qua thực quản. Bác sĩ cho biết quy trình này có thể khiến bạn khá khó chịu khi đang tiến hành siêu âm, gây đau họng nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau đó. Tuy nhiên người thực hiện hoàn toàn có thể an tâm vì phương pháp này không gây ra bất cứ tác động xấu nào cho cuống họng hoặc thanh quản.

Nếu bạn lo lắng về việc siêu âm tim qua thực quản thì có thể trao đổi trước với chuyên gia phụ trách. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ để biết được có nên sử dụng thuốc tê với bệnh nhân hay không. Thuốc có công dụng gây tê phần họng trong thời gian siêu âm và không gây tác dụng phụ. 

Siêu âm tim qua thực quản có đau không?
Siêu âm tim qua thực quản có đau không?

Lưu ý: Bệnh nhân cần tin tưởng vào tay nghề bác sĩ và làm theo hướng dẫn của họ trong suốt quá trình siêu âm. Điều này sẽ giúp phòng tránh được tình huống bị chảy máu bên trong do thực quản cọ xát mạnh với đầu dò.

Quá trình thực hiện cho bạn như thế nào?

Nhiều bệnh nhân vẫn còn lo lắng về quá trình siêu âm tim qua thực quản. Để giúp người thực hiện bình tĩnh và có thêm thông tin chi tiết về kỹ thuật này, Đa khoa Phương Nam xin giới thiệu đến bạn đọc phương tiện cũng như quá trình siêu âm tim qua thực quản, cụ thể như sau:

Phương tiện siêu âm

Để tiến hành thực hiện siêu âm tim qua đường thực quản, cơ sở cần có các thiết bị y tế:

  • Máy siêu âm màu có chương trình tim mạch, phần mềm siêu âm qua thực quản, thiết bị ghi hình video.
  • Thiết bị siêu âm qua đường thực quản.
  • Máy đo huyết áp.
  • Thiết bị theo dõi độ bão hòa oxy máu.
  • Thuốc gây tê họng, an thần.
  • Nguồn Oxy và mặt nạ thở.
  • Đầu dò siêu âm tim.

Quá trình siêu âm tim qua thực quản

Để quy trình siêu âm diễn ra thuận lợi và có kết quả chính xác cao, bệnh nhân cần nhịn ăn uống tối thiểu 6 tiếng trước khi thực hiện. Đồng thời cũng làm thêm một số xét nghiệm để xác định được tình trạng của thực quản, răng, miệng,… Quá trình siêu âm tim này thường kéo dài từ 30 – 60 phút, cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân nằm lên trên bàn chuyên dụng, được xịt thuốc gây mê vào cổ họng nhằm giảm cảm giác khó chịu trong quá trình siêu âm.
  • Bác sĩ đặt đường truyền tĩnh mạch cho người thực hiện.
  • Một số trường hợp có thể tiêm thuốc an thần nhằm giữ được trạng thái bình tĩnh.
  • Điều dưỡng gắn điện cực nhỏ lên trên ngực của người bệnh. Tiếp đó là điện cực bằng dây sẽ được gắn vào máy ghi điện tâm đồ để theo dõi tình trạng của người thực hiện.
Quá trình siêu âm tim qua thực quản
Quá trình siêu âm tim qua thực quản

Bác sĩ tiến hành đưa thiết bị qua miệng đi vào trong cổ họng để xuống thực quản

  • Bác sĩ tiến hành đưa ống thông có đầu dò siêu âm qua miệng, đi vào trong cổ họng để xuống thực quản bệnh nhân.
  • Thiết bị sẽ phát sóng siêu âm đến tim và thu dội trở lại. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình máy tính về hình ảnh cấu trúc, bộ phận tim.
  • Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra nhận xét, chẩn đoán về tình trạng bệnh nhân.
  • Sau đó rút ống thông, tháo điện cực.
  • Người thực hiện sẽ được theo dõi cho đến khi tỉnh táo lại.
  • Bệnh nhân có thể đứng dậy, kết thúc quá trình siêu âm.

Những biểu hiện bình thường của bạn sau siêu âm là gì?

Tùy theo tình trạng mỗi người, bệnh nhân sau khi thực hiện siêu âm sẽ có các triệu chứng khác nhau. Vậy đâu là tình trạng bình thường? Biểu hiện nào được xem là bất thường?

Dưới đây là một số dấu hiệu bình thường sau khi siêu âm mà bạn có thể gặp phải:

  • Đau họng nhẹ trong 24 giờ hoặc chảy máu ít tại vùng thăm khám.
  • Rối loạn nuốt ngay sau khi thủ thuật nhưng sẽ cải thiện sau vài giờ.

Giá siêu âm tim qua thực quản

Siêu âm tim qua thực quản là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tần số cao để quan sát, ghi lại hình ảnh của tim. Có thể nói, đây được xem là kỹ thuật 4 không: Không xâm lấn, sử dụng bức xạ, gây đau đớn, gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Chi phí cho một lần thăm khám dao động từ 200.000 – 500.000 đồng. Bởi vì mức giá này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở thăm khám, công nghệ máy móc, thiết bị y tế, trình độ chuyên môn của bác sĩ. Do đó, siêu âm tim qua thực quản được nhận xét là vấn đề không đáng lo ngại cho người bệnh.

Những lưu ý sau siêu âm tim qua thực quản

Nhiều bệnh nhân cảm thấy không an tâm khi được bác sĩ chỉ định siêu âm tim qua thực quản. Vì phương pháp này phức tạp hơn so với những kỹ thuật khác, gây khó chịu khi chuyên gia y khoa đưa ống thông vào thực quản. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ không ảnh hưởng đến cuống họng hay thanh quản của bệnh nhân:

Để nhanh chóng hồi phục sau thăm khám, người thực hiện cần lưu ý:

  • Cổ họng có thể bị tê tối đa 2 tiếng ngay sau khi siêu âm.
  • Không nên ăn hoặc uống vì có thể bị sặc cho đến khi cảm giác tê biến mất.
  • Xuất hiện cảm giác khó nuốt sau siêu âm vài giờ.
  • Bệnh nhân có thể đau họng nhẹ sau 1 – 2 ngày siêu âm.
  • Không uống rượu bia, các chất kích thích sau 2 ngày siêu âm.

Bạn cần báo bác sĩ ngay khi nào?

Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây sau khi thăm khám:

  • Khó thở.
  • Đau hoặc chảy máu nhiều tại họng hoặc miệng.
  • Nhịp tim rối loạn, không đều.
Bạn cần báo bác sĩ ngay khi nào?
Bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu khó thở

Nhìn chung, siêu âm tim qua thực quản đang là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến, hiệu quả giúp người thực hiện có thể phát hiện sớm bệnh lý về tim mạch. Kỹ thuật này được nhận xét là an toàn, chính xác tại cơ sở y tế uy tín. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ