Chỉ Số AFI Trong Siêu Âm Thai Là Gì? Cách Đo Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Chỉ Số AFI Trong Siêu Âm Thai Là Gì? Cách Đo Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 29, 2021

Mẹ bầu đã biết chỉ số AFI trong siêu âm thai là gì chưa? Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp nhé. Đồng thời chia sẻ đến chị em những thông tin hữu ích như cách duy trì lượng nước ối ổn định, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu ối, đa ối,…

Chỉ số AFI trong siêu âm thai là gì?

Các ký hiệu trong siêu âm thai có AFI, vậy AFI trong siêu âm thai là gì? AFI (Amniotic Fluid Index) là ký hiệu của chỉ số nước ối. Nhằm thể hiện lượng nước ối trong từng giai đoạn phát triển của em bé. Khi mẹ bầu đi thăm khám, chỉ số nước ối sẽ được bác sĩ đo lường. Từ đó, có thể chẩn đoán lượng nước ối đang bình thường hay bất thường.

cách tính AFI

Vậy cách đo chỉ số nước ối trên siêu âm như thế nào? Chỉ số AFI được đo bằng phương pháp lấy rốn làm mốc, chia bụng thai phụ thành bốn phần bởi hai đường dọc ngang. Tiếp đến, muốn đo chiều dài bác sĩ cần chọn ra túi ối sâu nhất ở mỗi phần. Sau đó, tiến hành cộng bốn chiều dài vừa đo để nhận được chỉ số AFI trên đơn vị cm. Phải đánh giá và đo chỉ số nước ối ít nhất hai lần khi siêu âm, đồng thời thực hiện liên tục cách nhau từ 2 – 6 tiếng.

Trong vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào, nước ối đóng nhiệm vụ quan trọng ngang bằng với dây rốn, lá nhau, tử cung. Bên cạnh màu sắc và tỷ trọng nước ối, chỉ số AFI hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và dự báo tình hình sức khỏe, phát triển của thai nhi.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc AFI trong siêu âm thai là gì, cũng như chia sẻ cách đo lường và ý nghĩa của chỉ số này. Hy vọng đã mang đến cho chị em góc nhìn cụ thể và rõ nét.

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Số lượng câu hỏi chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường từ chị em mà Đa khoa Phương Nam nhận được không hề thua kém thắc mắc AFI trong siêu âm thai là gì?

afi-trong-sieu-am-thai-la-gi-1
Chỉ số AFI cần được đo đúng cách

Để biết chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, mẹ bầu hãy tham khảo bảng dưới đây:

Chỉ số AFI (mm) Mức độ Lưu ý
< 30 mm Vô ối Thai nhi có thể bị sinh non hoặc chết lưu nếu chỉ số nước ối quá ít.
≤ 50 mm Thiếu ối Em bé không thể phát triển khỏe mạnh và dễ bị dị tật bẩm sinh nếu mức độ AFI ở mức thiếu ối.
Từ 60 – 120 mm Bình thường Với chỉ số này, thai phụ có thể yên tâm.
Từ 120 – 250 mm Dư ối Mẹ bầu không cần lo lắng, vì dư ối trong hạn mức này vẫn an toàn.
> 250 mm Đa ối Đa ối có khả năng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu dễ sinh non, vỡ ối sớm, túi ối bị căng, ngôi thai đảo lộn, nhau bong non,…

Tùy vào số lượng nước uống của mẹ bầu mỗi ngày và thời gian mang thai, chỉ số AFI sẽ có phần khác biệt. Chị em cần duy trì lượng nước ối ở mức lý tưởng tránh quá thừa hoặc thiếu, để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.

Ngoài chỉ số nước ối, mẹ nên tìm hiểu về đường kính lưỡng đỉnh, crl trong siêu âm là gì, chỉ số siêu âm thai ac là gì, đây đều là những chỉ số quan trọng trong kết quả siêu âm thai.

Tìm hiểu tình trạng đa ối và thiếu ối

Bên cạnh câu hỏi AFI trong siêu âm thai là gì, mẹ bầu cần hiểu rõ về tình trạng thiếu ối và đa ối, cụ thể như sau:

Thiếu ối

Tình trạng thiếu ối hay nước ối thấp xảy ra khi AFI ≤ 5 cm (tức ≤ 50 mm) và chỉ số MVP < 2 cm. Thông thường, mẹ bầu dễ bị thiếu ối nếu từng có tiền sử mắc phải những bệnh lý: thai nhi tăng trưởng kém, tăng huyết áp (huyết áp cao mãn tính), gặp những vấn đề về nhau thai, điển hình là phá thai, tiền sản giật, lupus, bệnh tiểu đường, thai bị già tháng, các dị tật bẩm sinh, ví dụ như bất thường thận.

Trong bất kỳ tam cá nguyệt nào, tình trạng thiếu ối cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu sẽ cao hơn nếu bị thiếu ối trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Nếu thiếu ối xảy ra trong 3 tháng cuối, có thể gặp những rủi ro như ngôi thai bị ngược, thai nhi chậm lớn. Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, phần còn lại của thai kỳ cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Vì thế khi phát hiện tình trạng thiếu ối, bác sĩ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của tình trạng thiếu ối, đưa ra phương án điều trị kịp thời như truyền dịch ối bổ sung.

Những xét nghiệm cần thiết

  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi di chuyển và nghỉ ngơi.
  • Siêu âm thai nhi để phát hiện nhịp thở, trương lực cơ, lượng nước ối và các cử động của bé.
  • Số lần đá của trẻ.
  • Kiểm tra lượng máu của thai nhi bằng sóng âm thanh.

Thiếu ối phải làm sao?

Để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ sinh sớm. Vì tình trạng thiếu ối sẽ dễ dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm, ngay cả khi chưa đến ngày chuyển dạ, cũng như đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng ối, tử cung và bào thai,… thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Nếu bị thiếu ối nhẹ, mẹ bầu có thể uống nước dừa khoảng 2 – 3 lần/tuần để làm sạch và gia tăng lượng nước ối. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục chứng thiếu ối, thai phụ nên bổ sung nước tinh khiết hằng ngày.

Đa ối

Đa ối là tình trạng nước ối dư thừa quá nhiều, có chỉ số AFI > 25 cm (tức > 250 mm) và MVP > 8 cm. Mẹ bầu mang song thai hay đa thai rất dễ bị đa ối.

afi-trong-sieu-am-thai-la-gi-2
Đa ối là tình trạng nước ối dư thừa quá nhiều

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng đa ối phải kể đến là:

  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường nên không thể kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra nhiều nước tiểu và đương nhiên lượng nước ối cũng tăng theo nhanh chóng.
  • Hội chứng truyền máu song sinh trong trường hợp mẹ bầu mang thai đôi, khiến một bé được lưu thông máu nhiều hơn bé còn lại.
  • Hiện tượng máu của hai mẹ con không khớp, điển hình như Rh không tương thích.
  • Thai phụ mắc phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như thoát vị hoành, dạ dày, viêm thực quản, tá tràng, rối loạn tiêu hóa.
  • Hệ thần kinh hoặc não bị rối loạn, chẳng hạn như chứng loạn trương lực cơ và loạn thần.
  • Sự tăng trưởng xương bị rối loạn.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể đối mặt với các triệu chứng như khó thở, đau bụng do tử cung mở rộng hay bụng gia tăng kích cỡ. Ngoài ra, đa ối còn gây một số biến chứng nguy hiểm như vỡ ối sớm, sinh non, thai chết lưu, nhau bong non, dây rốn quấn cổ, dị tật thai nhi hay xuất huyết sau sinh.

Để theo dõi mức độ nước ối trong tử cung, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu siêu âm hay xét nghiệm tiểu đường trong quá trình mang thai. Trường hợp đa ối nhẹ có thể khắc phục bằng cách sử dụng một vài loại thuốc lợi tiểu an toàn, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét cho thai phụ áp dụng kỹ thuật chọc ối nhằm rút bớt lượng nước ối.

Cách để duy trì lượng nước ối bình thường?

Sau khi đã tìm hiểu về tình trạng đa ối, thiếu ối cũng như chỉ số AFI trong siêu âm thai là gì. Mẹ bầu cần biết cách duy trì lượng nước ối ở mức bình thường. Để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu nên giữ lượng nước ối vừa đủ và ổn định. Tùy vào từng giai đoạn, lượng nước ối sẽ dao động từ 500 – 1000 ml được xem là bình thường.

Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để duy trì lượng nước ối trong suốt thai kỳ sao cho phù hợp, không quá dư hay thiếu. Bên cạnh đó, thai phụ nên khám thai thường xuyên để bác sĩ kiểm tra lượng nước ối trong từng thời điểm nhất định, cũng như rà soát tình hình phát triển của thai nhi.

Thông qua bài viết này, mong rằng mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc chỉ số AFI trong siêu âm thai là gì, cũng như nhận thêm các thông tin hữu ích về tình trạng thiếu ối, đa ối, cách duy trì mức độ nước ối bình thường. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ