Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Ba 9, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu được ăn hải sản, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của loại thực phẩm này đối với mẹ sau khi sinh mổ nhé. Hải sản là thực phẩm sở hữu nhiều dưỡng chất hữu ích giúp mẹ bầu sau sinh mổ phục hồi sức khỏe. Hải sản mang đến cho mẹ nhiều tác dụng hữu ích, điển hình là:
Lượng đạm dồi dào giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng
Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định lớn đến thời gian hồi phục sau sinh mổ. Trong đó, hải sản là thực phẩm không thể thiếu. Hải sản cung cấp cho chị em hàm lượng dưỡng chất dồi dào, đặc biệt là Protein (chất đạm). Ví dụ trong 100 gam cá sẽ mang đến cho cơ thể 25 gam Protein (chiếm 25%). Tương tự 100 gam thịt cua sẽ có 20 gam chất đạm,…
Tăng cường trí nhớ cho mẹ và giúp bé phát triển trí não
Axit béo Omega-3 của hải sản giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn hải sản đúng cách trong thời gian cho con bú sẽ giúp thị giác và trí não của trẻ phát triển tốt hơn.
Tốt cho tim mạch
Cholesterol tốt của hải sản làm phá vỡ các Cholesterol xấu tích tụ bên trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết mẹ sau sinh mổ sẽ giảm được 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 35% khả năng mắc các bệnh lý khác nếu ăn hải sản với lượng phù hợp.
Cải thiện chức năng miễn dịch
Selen có trong cá, tôm, cua,… mang đến khả năng chống Oxy hóa, giúp bảo vệ con khỏi độc tố từ cơ thể mẹ, cải thiện hệ thống miễn dịch. Trong giai đoạn cho con bú, Selen sẽ phát triển tối đa năng lực.
Ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, giảm stress hiệu quả
Chị em phụ nữ thường căng thẳng, lo lắng, gặp các vấn đề về tâm lý sau khi sinh. Lượng Axit béo Omega-3 có khả năng làm giảm nguy cơ trầm cảm hiệu quả. Ăn hải sản sẽ giúp chị em yêu đời và lạc quan hơn.
Tác hại của thủy ngân trong hải sản đối với sức khỏe của trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ, có khả năng tác động đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Theo FDA, thủy ngân trong cá có thể khiến hệ thần kinh trung ương của bé chịu tác động tiêu cực. FDA cũng khuyến khích chị em đang cho con bú hãy loại bỏ hết những loại cá sau ra khỏi khẩu phần ăn, cụ thể là cá kiếm, cá ngói, cá thu vua, cá mập,…
Phụ nữ sau sinh có thể ăn một số hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp như cá mòi, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, cá da trơn, cá rô phi, nghêu, mực, cua, sò điệp, tôm,… Vậy sinh mổ bao lâu được ăn hải sản?
Sinh mổ bao lâu được ăn hải sản? Sản phụ cần thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe sau khi vượt cạn thành công. Nhiều chị em cảm thấy chán khi phải dùng các thực phẩm lành tính thường xuyên, ví dụ như thịt lợn. Do đó, sản phụ sẽ cảm thấy thèm những loại hải sản phong phú hơn như mực, cá, cua, tôm,…
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm hải sản là thực phẩm mà chị em sau khi sinh cần kiêng. Vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là với trường hợp sinh mổ. Vì hàm lượng Protein dồi dào có trong hải sản sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu hoặc đầy bụng. Thế nên, chị em chỉ nên dùng hải sản khi đã sinh mổ được 2 – 3 tháng.
Trong khi đó, các bác sĩ sản khoa lại khuyên chị em sau sinh không cần kiêng cữ quá nhiều. Sản phụ nên ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bản thân và con yêu. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý sau khi sinh mổ từ 3 – 5 ngày chỉ nên dùng đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Sau đó bạn có thể đa dạng khẩu phần ăn, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, đặc biệt là Protein từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cả hải sản. Tuy nhiên, chị em phải đảm bảo nấu chín thực phẩm trước khi ăn.
Trong trường hợp mẹ hoặc bố có tiền sử dị ứng với hải sản thì phải cẩn thận hơn. Mẹ không nên ăn loại hải sản bản thân hoặc chồng bị dị ứng. Vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng khi bú mẹ. Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu được ăn hải sản. Vậy mẹ nên ăn bao nhiêu hải sản mỗi tuần?
Ngay cả khi chỉ thưởng thức những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp, chị em vẫn cần hạn chế ăn chúng. Theo FDA, chị em sau sinh và đang cho con bú cần tránh ăn quá 340 gam hải sản/tuần. Bạn có thể chia thành 2 – 3 bữa nhỏ/tuần. Nếu tuần này chị em đã ăn hải sản khá nhiều thì sang tuần sau phải giảm lại.
Tương tự như thắc mắc sinh mổ bao lâu được ăn hải sản. Vấn đề mẹ có được ăn cua biển không cũng rất được quan tâm. Cua biển (cua bể) sở hữu hàm lượng dưỡng chất phong phú như Axit Omega-3, Magie, Phốt pho, Sắt, Canxi, Vitamin A, B1, B2, C,… Cua biển được xem là loại hải sản bổ dưỡng, giúp chị em sau sinh hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Theo các chuyên gia, ước tính trong 85 gam thịt cua sẽ sở hữu 300 – 500 mg Axit béo Omega-3. Chúng rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ, nhất là bão bộ. Bên cạnh đó, cua biển còn có tác dụng bổ xương tủy, thanh nhiệt, giải nhiệt, tán ứ, bổ máu,… Tóm lại, mẹ sau sinh vẫn có thể ăn cua biển. Tuy nhiên bạn cần chọn thời gian thưởng thức cua biển phù hợp.
Theo khuyến cáo, hãy ăn cua biển sau sinh ít nhất 6 tuần. Vì cua vốn có tính hàn. Trong trường hợp mẹ bị tiêu chảy, mắc bệnh dạ dày, lạnh bụng, sốt, cảm gió thì càng không nên ăn cua. Nếu mẹ dị ứng với hải sản thì phải kiêng ăn cua từ sớm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đa khoa Phương Nam đã giải đáp giúp bạn thắc mắc sinh mổ bao lâu được ăn hải sản và cung cấp thêm các thông tin có liên quan. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những loại hải sản nên và không nên ăn sau sinh mổ nhé.
Những thực phẩm nên ăn
Những thực phẩm không nên ăn
Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết khi ăn hải sản sau sinh mổ:
Không ăn hải sản đông lạnh hoặc đã được chế biến sẵn
Hải sản được bảo quản đông lạnh lâu có thể bị biến đổi thành phần dưỡng chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Do đó, để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất mẹ nên ăn hải sản còn tươi.
Định lượng khẩu phần ăn hợp lý
Hải sản vốn là loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Do đó nếu ăn quá nhiều sẽ làm phản tác dụng. Vì nếu tiêu thụ quá nhiều mực > 300 gam/tuần sẽ tác động xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Do đó, các bác sĩ khuyên chị em sau sinh mổ chỉ nên ăn khoảng 350 – 450 gam hải sản mỗi tuần và chia thành 2 lần.
Không kết hợp hải sản với thực phẩm giàu Vitamin C hoặc có tính hàn
Theo các chuyên gia, kết hợp hải sản với những loại thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, lạnh bụng,… thậm chí tạo thành chất độc nguy hiểm đến tính mạng.