Sứa bao nhiêu calo? Món ăn giàu dinh dưỡng nhưng có gây béo?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Sứa bao nhiêu calo? Món ăn giàu dinh dưỡng nhưng có gây béo?

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng hai 5, 2025

Sứa là một loài sinh vật biển có hình dạng đặc trưng với phần thân hình dù và những xúc tu dài bao quanh. Sứa cũng được biết đến là món hải sản khá thơm ngon, lạ miệng được nhiều người yêu thích. Vậy sứa bao nhiêu calo, có gây béo không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sứa bao nhiêu calo? Sứa có phù hợp cho người ăn kiêng?

100 gam sứa có lượng calo trung bình là 36 calo. Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến cũng như các loại nguyên liệu, gia vị đi kèm.

100g sứa biển chứa khoảng 36 calo
100g sứa biển chứa khoảng 36 calo

Đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao sứa lại ít calo đến vậy. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì có một vài lý do sau:

  • Sứa có hàm lượng nước rất cao, chiếm đến 95 – 97% trọng lượng. Điều này khiến lượng chất dinh dưỡng sứa mang lại ít hơn so với nhiều loại thực phẩm khác.
  • Sứa chứa rất ít chất béo và protein. Hàm lượng protein trong 100g thành phần sứa chỉ khoảng 3 – 5g, và gần như không có chất béo, nên tổng calo cung cấp cực kỳ thấp.
  • Đặc biệt, sứa thường được chế biến dưới dạng gỏi, nộm hoặc ăn kèm nước chấm, hạn chế việc thêm dầu mỡ hay các nguyên liệu giàu năng lượng. Điều này giúp duy trì mức calo thấp trong món ăn.

Tóm lại, sứa biển một món ăn có hàm lượng calo rất thấp nên không gây tăng cân, thậm chí còn bổ sung chất dinh dưỡng và rất phù hợp với những người ăn kiêng.

Lợi ích của sứa đối với sức khỏe

Sứa là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi, nộm hoặc lẩu, đáp ứng khẩu vị đa dạng của người dân. Không chỉ thơm ngon, lợi ích sức khỏe của sứa cũng khá nhiều.

Trong thành phần của sứa chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho cơ thể
Trong thành phần của sứa chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho cơ thể

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Sứa chứa rất ít calo, nhưng lại cung cấp lượng nước và protein vừa đủ, giúp tạo cảm giác no lâu mà không gây tăng cân. Rất phù hợp với những người muốn ăn kiêng với sứa.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Với hàm lượng natri trong sứa ở mức vừa phải, khi chế biến đúng cách sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định. Đồng thời, sứa không chứa cholesterol, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Tăng cường sức đề kháng: Bên trong sứa biển giàu các khoáng chất như kẽm, magie, canxi. Đây là các vi chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự chắc khỏe của xương khớp và hỗ trợ hoạt động thần kinh.
  • Thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa: Các chuyên gia cũng đã công nhận rằng sứa có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, với đặc tính giàu nước, sứa kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương: Đây cũng là một lợi ích mà ích người biết từ sứa. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng protein trong sứa có đặc tính chống viêm, giúp giảm các triệu chứng sưng tấy và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên cơ thể.

Lưu ý khi ăn sứa bổ dưỡng, không gây tăng cân

Sứa là một món ăn hấp dẫn, giúp làm phong phú thực đơn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc ăn sứa quá mức hoặc không đúng cách có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, để vừa tận dụng được giá trị dinh dưỡng của sứa, vừa kiểm soát cân nặng hiệu quả, cần lưu ý các điểm sau:

Khi ăn sứa nên chế biến đúng cách để tránh ngộ độc, ảnh hưởng đến cơ thể
Khi ăn sứa nên chế biến đúng cách để tránh ngộ độc, ảnh hưởng đến cơ thể

  • Chọn sứa tươi và chế biến đúng cách: Sứa cần được sơ chế kỹ để loại bỏ độc tố tự nhiên như protein gây dị ứng hoặc chất độc có trong sứa sống. Nên chọn sứa được xử lý qua nhiều bước an toàn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Không ăn sứa khi bụng đói: Do tính mát, hàm lượng nước cao, sứa có thể gây lạnh bụng hoặc rối loạn tiêu hóa nếu ăn khi đói. Hãy dùng sứa trong bữa chính hoặc sau khi đã ăn lót dạ bằng món khác.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý: Dù ít calo, nhưng việc ăn quá nhiều sứa có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng vì sứa không cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như chất béo hoặc carbohydrate. Một khẩu phần khoảng 150 – 200g sứa là phù hợp cho bữa ăn.
  • Không ăn sứa nếu có cơ địa dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần bên trong sứa, gây nổi mẩn ngứa hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vậy nếu như bạn từng gặp phản ứng tương tự với hải sản thì hãy cân nhắc trước khi dùng sứa.
  • Tránh ăn sứa vào buổi tối muộn: Sứa dễ gây lạnh bụng hoặc làm chậm quá trình tiêu hóa vào ban đêm. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sứa là vào bữa trưa hoặc chiều, khi hệ tiêu hóa hoạt động mạnh nhất.

Các món ăn ngon từ sứa

Ẩm thực Việt Nam luôn đa dạng và phong phú, mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng miền. Các món ăn chế biến từ sứa cũng thế, không chỉ là nguyên liệu quen thuộc mà còn được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, mỗi loại mang đến trải nghiệm riêng biệt về hương vị. Dưới đây là các món ăn ngon từ sứa để mọi người thưởng thức:

Khám phá món ăn ngon từ sứa - Hải sản bổ dưỡng
Khám phá món ăn ngon từ sứa – Hải sản bổ dưỡng

  • Gỏi sứa: Đây là món phổ biến nhất được làm từ sứa, gỏi sứa mang hương vị tươi mát, kết hợp độ giòn của sứa với rau thơm và nước mắm chua ngọt đậm đà. Món ăn giúp thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp trong những ngày hè nóng bức.
  • Sứa nấu canh chua: Món canh chua sứa kết hợp vị ngọt thanh của sứa cùng vị chua nhẹ của trái cây nhiệt đới như me, dứa. Đây là món ăn lý tưởng để kích thích vị giác và bổ sung khoáng chất thiết yếu.
  • Bún sứa Nha Trang: Đặc sản nổi tiếng với nước dùng thanh ngọt, sứa dai giòn, hòa quyện cùng bún tươi. Bún sứa cung cấp năng lượng vừa phải, giúp bữa sáng nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Sứa xào tỏi: Sứa xào tỏi mang hương vị đậm đà, kết hợp hương thơm đặc trưng của tỏi phi với vị ngọt tự nhiên của sứa. Món này không chỉ ngon mà còn giúp tăng cường đề kháng nhờ thành phần giàu vi chất.
  • Sứa hấp gừng: Cách chế biến đơn giản này giữ nguyên vị ngọt thanh của sứa, kết hợp gừng ấm nồng giúp cân bằng tính hàn. Đây là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ hệ tiêu hóa và giữ ấm cơ thể.

Sứa không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo. Việc bổ sung sứa vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Hy vọng với bài viết đầy đủ này sẽ giúp bạn nắm rõ sứa bao nhiêu calo. Nhớ ghé phuongnamhospital.com mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức hay nữa nhé.

Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ