Vacxin viêm não Nhật Bản là một trong những loại vacxin phổ biến nhất và được nhiều người thực hiện tiêm chủng. Nhưng liệu tác dụng phụ của vacxin viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không? Nên lưu ý những gì để giảm thiểu các tác dụng phụ đó?
Trước khi tìm hiểu về tác dụng phụ của vacxin viêm não Nhật Bản, chúng ta cần biết bệnh viêm não Nhật Bản là gì? Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm virus cấp tính, có khả năng làm con người bị tổn thương hệ thần kinh trung ương. Thời gian cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 7 và diễn ra quanh năm, tỷ lệ tử vong cao cùng di chứng để lại rất nặng nề.
Tất cả mọi người, dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng chủ yếu, nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị viêm não Nhật Bản, do đó tiêm vacxin phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Mọi người từ 12 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vacxin viêm não Nhật Bản.
Sau khi tiêm chủng có thể ngất xỉu nên khá nguy hiểm vì dễ bị chấn thương.
Có thể bị một số phản ứng dị ứng như mặt và cổ sưng, nổi mề đay, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, yếu người. Nếu có xảy ra dù rất hiếm, thì các biến chứng này sẽ xuất hiện sau khi tiêm vacxin từ vài phút đến vài tiếng.
Cánh tay bị giảm phạm vi hoạt động và đau vai kéo dài. Tuy nhiên, tình trạng này cũng rất hiếm gặp.
Các phản ứng do rối loạn da và mô như phát ban, ban sần, mề đay.
Có thể giảm cảm giác thèm ăn, bỏ bú (đối với trẻ nhỏ),… gây sút cân, mất sức.
Trên đây là những tác dụng phụ của vacxin viêm não Nhật Bản, từ thông thường đến hiếm gặp, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Vậy đối tượng nào tuyệt đối không nên tiêm vacxin viêm não Nhật Bản?
Đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vacxin viêm não Nhật Bản
Khi tiêm liều vacxin viêm não Nhật Bản có phản ứng nặng, đe dọa đến tính mạng thì không nên tiêm tiếp những liều sau.
Cơ thể dị ứng với bất kì thành phần nào của vacxin viêm não Nhật Bản, đe dọa đến tính mạng thì không nên tiêm.
Không nên tiêm vacxin viêm não Nhật Bản khi đang có thai, nếu muốn tiêm hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Người đang mắc phải những bệnh lý như nhiễm trùng, sốt cao, mệt mỏi, tim, gan, thận, tiểu đường, ung thư máu và các bệnh ác tính khác không nên tiêm vacxin viêm não Nhật Bản.
Nếu bạn bị các bệnh bẩm sinh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Thai phụ đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Mẹ đang cho con bú nên cân nhắc việc tiêm vacxin viêm não Nhật Bản.
Bạn vừa tìm hiểu xong tác dụng phụ của vacxin viêm não NhậtBản, cùng một số đối tượng chống chỉ định. Thế liệu có lưu ý nào để tiêm vacxin viêm não Nhật Bản an toàn và giảm được các tác dụng phụ không?
Lưu ý để tiêm vacxin viêm não Nhật Bản an toàn, giảm thiểu các tác dụng phụ
Cần theo dõi 30 phút sau khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, để bác sĩ có những hỗ trợ kịp lúc nếu người tiêm gặp biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Không được tự ý bôi hoặc đắp bất kì thứ gì lên vị trí tiêm vacxin, vì có khả năng bị nhiễm khuẩn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng sau khi tiêm chủng.
Chú ý đến chế độ ăn, tăng cường bổ sung khoáng chất, thực phẩm nhiều năng lượng, tươi sống, dinh dưỡng cao.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể cẩn thận sau khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản. Nếu vượt quá 38,5 độ C hãy lau người bằng nước ấm và dùng thêm thuốc hạ sốt đã được bác sĩ kê đơn.
Những lưu ý này sẽ giúp bạn giảm được các tác dụng phụ của vacxin viêm não Nhật Bản, hãy thực hiện thật đầy đủ và cẩn thận sau khi tiêm chủng nhé!
Vacxin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam đang được sử dụng an toàn nhất hiện nay
Vacxin JEVAX: Lịch chỉ định tiêm vacxin JEVAX tối ưu nhất là bắt đầu tiêm từ 1 tuổi, sau 1 đến 2 tuần tiêm mũi thứ 2, tiêm nhắc lại mũi thứ 3 sau 1 năm. Sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa sau 3 năm đến khi 15 tuổi.
Vacxin IMOJEV: Lịch chỉ định tiêm vacxin IMOJEV tối ưu nhất là bắt tiêm từ 9 tháng tuổi, sau 1 đến 2 năm tiêm mũi thứ 2 và kết thúc không cần tiêm nhắc lại.
Trong trường hợp đã tiêm vacxin JEVAX được 3 mũi trở lên, thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi IMOJEV nữa là kết thúc.
Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc tác dụng phụ của vacxin viêm não Nhật Bản nguy hiểm không và nhận thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!