Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 4 27, 2023
Mục Lục Bài Viết
Khi bạn mang thai được 29 tuần, kích thước bé rơi vào khoảng 38,6 cm tính từ đầu đến chân và nặng tầm 1,165 – 1,554 kg, ngang bằng kích thước với 1 quả bí dâu. Bên cạnh đó, chiều dài của trẻ thường tăng một chút trong 11 tuần tới, nhưng cân nặng có thể gấp đôi hoặc gấp ba trong giai đoạn này. Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về thai 29 tuần phát triển như thế nào nhé!
Ở tuần 29, trẻ đạp thường xuyên hơn, đây là dấu hiệu tốt cho thấy bé yêu đang khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ đếm số lần con đạp mỗi ngày với những thông tin cụ thể. Mẹ hãy đếm số lần đạp của bé để kiểm tra cũng như có thói quen đếm số lần bé đạp hai lần một ngày, sáng và tối.
Trong tuần thai 29, em bé có chiều dài tầm 39,9 cm và nặng khoảng 1,239 kg (gần bằng một quả bưởi). Suốt giai đoạn này, trẻ sẽ tích đủ số cân bằng một nửa trọng lượng so với lúc sinh. Cơ bắp, phổi của bé vẫn tiếp tục trưởng thành.
Sự tăng trưởng của thai nhi khiến mẹ bầu đói bụng hơn, do bé cần nhiều hàm lượng dinh dưỡng để phát triển.
Khi thai kỳ của phụ nữ tiến dần đến cuối tháng thứ 7, bé đang trưởng thành với tốc độ rất nhanh, cực kỳ năng động trong bụng mẹ. Chị em sẽ thấy trẻ đạp và đập rất nhiều trong ngày do bạn ấy đang luyện các cơ. Thời điểm này não cũng phát triển rất nhanh, đầu bé chiếm một phần đáng kể tổng khối lượng cơ thể. Vào tuần thứ 29, trẻ thường nằm dọc bụng mẹ với đầu hướng xuống tử cung.
Đầu của trẻ đang tăng kích thước để phù hợp với bộ não phát triển từ tuần trước và tiếp tục trong tuần này. Bé bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thính lực cải thiện, cơ bắp cũng như phổi tiếp tục trưởng thành. Da bé càng lúc càng mượt mà hơn, mất phần lông nhung. Tủy sống bắt đầu sản sinh hồng cầu. Trẻ cũng có thể mở và nhắm mắt.
Chúng ta vừa nắm thông tin thai 29 tuần phát triển như thế nào. Trong phần tiếp theo hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về cơ thể của mẹ ở tuần thai này nhé!
Khi bé được 29 tuần, cân nặng của mẹ tăng trung bình từ 8,6 kg đến 11,3 kg. Lượng calo khuyến cáo nạp vào trong giai đoạn này là 2.400 kcal một ngày, cao hơn mức khuyến cáo nói chung khoảng 500 kcal một ngày.
Lượng Hormone trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu dễ tăng cân hơn. Phụ nữ thời điểm này có thể bị đau ngực và suy giãn tĩnh mạch.
Vào tuần thai 29, bụng của phụ nữ càng lúc càng lớn và nhô ra, chị em sẽ rất khó nhìn thấy bàn chân mình. Bề cao tử cung từ 26 đến 35 cm, lượng nước ối tăng lên khoảng 9 cm xung quanh rốn của mẹ.
Ngực của mẹ cũng lớn hơn, kèm theo đó là các triệu chứng dễ gặp khác:
Ngoài những biểu hiện trên mẹ cũng có thể bị tiền sản giật trong khoảng thời gian này. Biến chứng thường gặp của tiền sản hậu là cao huyết áp, ảnh hưởng đến gan và thận. Vì thế mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ vì tiền sản giật dễ dẫn tới nhiều biến biểu hiện nguy hiểm. Ngoài ra, triệu chứng này thường đi kèm với sưng nề ở chân, đau đầu mãi không khỏi, nôn và buồn nôn.
Nếu đã nắm rõ thông tin thai 29 tuần phát triển như thế nào được xem là bình thường thì mẹ bầu cũng nên lưu ý những điều sau:
Ăn đúng và đủ là điều kiện cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì giai đoạn này bé yêu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng nên mẹ cũng nên đáp ứng nhu cầu về mặt dinh dưỡng, cụ thể:
Mẹ cần liên lạc ngay với bác sĩ nếu lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động vào tuần thai 29. Chị em có thể được hỏi về thời gian cuối cùng mà bản thân cảm nhận về sự chuyển động của bé hoặc cảm thấy thai chuyển động bao nhiêu lần trong vòng vài giờ. Bác sĩ cũng muốn kiểm tra tình trạng thai nhi.
Nếu phát hiện vấn đề thì em bé cần được sinh sớm hoặc phải thực hiện các bước hỗ trợ khác. Hành động kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng không mong muốn xảy ra.
Mẹ cũng có thể bị tĩnh mạch hình mạng nhện trên da. Chúng là những đốm đỏ, trông giống như chân nhện cũng như là kết quả của việc gia tăng lưu thông máu. Mẹ có thể cảm nhận thấy chúng trên mặt, cổ, ngực hoặc tại vị trí cánh tay. Tình trạng này sẽ tự biến mất một vài tuần sau khi em bé được sinh ra.
Vào giai đoạn thai 29 tuần, đây có thể là lần cuối mẹ kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu vào tháng tiếp theo, thai phụ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần một lần và sau này là mỗi tuần một lần cho đến khi bé được sinh ra.
Trong lần kiểm tra tháng này, bác sĩ thường tiến hành kiểm tra lại trọng lượng, huyết áp của mẹ và hỏi một số câu hỏi liên quan đến dấu hiệu, triệu chứng mà chị em có thể gặp phải. Bác sĩ cũng yêu cầu mẹ mô tả những cử động, lịch trình ở bé chẳng hạn như khi nào bé hoạt động hay giữ yên lặng.
Cũng như những lần khám trước khi sinh khác, bác sĩ cũng sẽ theo dõi sự phát triển của bé bằng cách đo tử cung của mẹ.