[Giải Đáp] Thai Máy Liên Tục Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Thai Máy Liên Tục Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 21, 2021

Mẹ bầu luôn cần quan tâm đến các cử động của em bé trong thai kỳ. Vì thai máy có khả năng phản chiếu phần nào tình hình phát triển và sức khỏe của con yêu. Vậy thai máy liên tục có nguy hiểm không? Em bé cử động nhiều liệu có tốt? Những thắc mắc trên sẽ được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo nhé!

Thai máy như thế nào trong suốt thai kỳ?

thai-may-lien-tuc-1
Mỗi mẹ bầu sẽ cảm nhận về thai máy khác nhau, phụ thuộc vào thời điểm và sức khỏe

Thai máy là những cử động của em bé trong bụng mẹ, điển hình như khua tay chân, đạp, vặn mình, vươn vai,… Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận về thai máy khác nhau, phụ thuộc vào thời điểm và sức khỏe. Một số chị em cho rằng khi thai nhi cử động tựa như bướm bay hoặc có gì đó đang sôi lục bục trong bụng. Mẹ bầu cũng nhận biết được thai máy qua những cú đạp mạnh mẽ, thậm chí làm bụng trồi lên dấu bàn chân của bé.

Mẹ bầu khó cảm nhận được thai máy ở giai đoạn từ tuần 7 – 8. Vì lúc này, cử động của con tạo ra vẫn còn quá nhẹ nhàng. Thai máy sẽ biểu hiện rõ hơn từ tuần 16 – 22. Mẹ bầu có thể nhận ra hành động vươn vai hoặc những cú đạp của em bé. Trung bình thai nhi cử động khoảng 16 – 45 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần cử động tối đa là 50 – 75 phút. Mẹ không cảm nhận được thai máy khi bé ngủ. Bé thường ngủ khoảng 20 – 40 phút, hiếm khi quá 90 phút.

Thai máy biểu hiện rõ nhất ở tuần thứ 30 – 38. Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng những cú đạp, cử động hay xoay trở mình. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên quan sát kỹ những cơn gò tử cung và hiện tượng thai máy. Thai máy là cách tốt nhất để chị em cảm nhận quá trình phát triển của con yêu. Mẹ có thể yên tâm nếu bé cử động đều đặn, thường xuyên. Nhưng thai máy liên tục có nguy hiểm không?

Thai máy liên tục có nguy hiểm không?

thai-may-lien-tuc-2
Thai máy liên tục có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp

Thai máy liên tục có nguy hiểm không? Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé bắt đầu có những cử động. Tuy nhiên, ban đầu thai phụ hầu như không cảm nhận được vì quá nhẹ nhàng. Cử động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi hệ xương khớp của thai nhi phát triển. Lúc này, mẹ cũng dễ dàng nhận ra hiện tượng thai máy. Cử động mạnh lên khi thai nhi thức, được kích thích nếu mẹ lắc nhẹ vào thành bụng hoặc xuất hiện âm thanh. Nếu em bé ngủ sẽ nằm yên hoặc ít máy.

Trường hợp em bé thiếu Oxy (do lượng máu từ mẹ truyền sang bị giảm) hoặc ít nước ối, hiện tượng thai máy sẽ yếu đi. Theo dõi cử động của con là cách để mẹ bầu kiểm soát sức khỏe thai nhi hiệu quả. Em bé đạp đều và mạnh mỗi ngày là tốt. Bên cạnh đó, chị em nên dành thời gian đến cơ sở y tế khám thai định kỳ. Vậy thai máy liên tục có nguy hiểm không?

Cử động của em bé xuất hiện rõ ràng hơn từ tuần 16 – 22, do đó thai máy liên tục là rất bình thường. Điều này cho thấy thai nhi đang có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần thường xuyên theo dõi cử động do con yêu tạo ra. Nếu thai máy liên tục kèm theo những triệu chứng bất thường khác, chị em nên đến gặp bác sĩ kiểm tra gấp. Thế trường hợp thai máy nhiều có tốt không?

Thai máy nhiều có tốt không?

thai-may-lien-tuc-3
Thai máy nhiều hầu như không gây hại

Theo các bác sĩ, thai nhi đạp nhiều vẫn tốt hơn so với hiện tượng ít đạp. Nguyên nhân là do em bé từ lúc nằm trong bụng mẹ cần phải cử động thường xuyên để các cơ quan và hệ xương khớp phát triển đúng cách. Ngoài ra, việc em bé ít hoạt động cũng là dấu hiệu cho thấy thai yếu, không nhận đủ dưỡng chất và Oxy. Thai kỳ của mỗi mẹ bầu hoàn toàn khác biệt từ cảm nhận đến tần suất chuyển động của con. Em bé thường sẽ đạp nhiều hơn trong các trường hợp dưới đây:

  • Sau khi mẹ bầu uống nước lạnh hoặc ăn no.
  • Mẹ ở nơi có âm thanh lớn hoặc ánh sáng mạnh. Thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh và ánh sáng từ khi được 16 tuần tuổi. Do đó, con yêu sẽ máy nhiều hơn khi mẹ bầu sinh hoạt trong môi trường này. Bé sẽ giật mình nếu bất ngờ có tiếng nổ hay còi xe.
  • Tuần hoàn của cơ thể sẽ tốt hơn khi mẹ bầu nằm nghiêng bên trái, giúp dưỡng chất và Oxy đưa đến thai nhi nhiều. Đó cũng là một lý do điển hình khiến con yêu cử động tích cực hơn.
  • Vào ban đêm chị em thường dành thời gian để nghỉ ngơi, không gian cũng thanh vắng, yên tĩnh nên giúp mẹ nhận ra hiện tượng thai máy rõ ràng hơn.
  • Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3, thai nhi cũng cử động nhiều hơn bình thường vì không gian tử cung trở nên chật hẹp so với kích thước của em bé.

Các trường hợp thai máy nguy hiểm

Mẹ bầu cần quan sát kỹ lưỡng thì mới có thể dự đoán được liệu em bé đang phát triển bình thường hay không? Việc thai máy biến đổi sẽ phần nào phản chiếu tình hình sức khỏe của con yêu. Mẹ bầu cần đi thăm khám ngay, khi nhận thấy những biểu hiểu thai máy nguy hiểm dưới đây:

Nếu mẹ bầu đã từng thấy con máy, nhưng bỗng nhiên một ngày không cử động nữa hoặc máy rất ít so với bình thường, thì hãy dành thời gian đến gặp bác sĩ ngay.

Khi thai không máy và mẹ bầu đối mặt với một số biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, nôn mửa, co thắt tử cung hoặc không căng ngực,… thì phải nhanh chóng đi thăm khám. Vì có thể sức khỏe em bé đang bị đe dọa. Triệu chứng trên đôi khi là biểu hiện của việc thiếu Oxy và nước ối hoặc các vấn đề nguy hiểm khác về nhau thai.

Đôi khi thai máy liên tục hoặc quá nhiều không phải là dấu hiệu tốt. Có thể lúc này mẹ bầu đang stress hay con yêu căng thẳng, gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này, thai phụ cần dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và bình tĩnh lại. Khi thai máy diễn ra bình thường trở lại mẹ đừng quá lo lắng. Nhưng nếu cử động của con vẫn tăng nhanh thì hãy đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.

Tóm lại, thai máy liên tục có nguy hiểm không? Hầu như hiện tượng con yêu cử động liên tục không quá nguy hiểm. Thế nhưng nếu xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu bất thường, bạn nên tranh thủ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay, nhằm ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ