Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi thai nhi 6 tuần tuổi, nếp gấp mí mắt đang che đi một phần mắt. Màu mắt của con yêu đã được xác định, xuất hiện chóp mũi và tĩnh mạch dưới lớp da mỏng manh. Ngoài ra, ngoại hình của thai nhi cũng có nhiều thay đổi như:
Song song đó, thai nhi 6 tuần tuổi đã có tuyến tụy và ruột thừa, nơi tạo ra Hormone Insulin. Dây rốn sẽ phát triển từ một đoạn ruột thừa của bé. Dây rốn này sẽ có mạch máu riêng biệt để mang dưỡng chất và Oxy đến, đồng thời chuyển chất thải ra bên ngoài cơ thể. So với tuần thai thứ 5, kích thước của con yêu đã tăng gấp đôi và dài hơn 1 cm. Thai nhi 6 tuần tuổi có chiều dài đầu mông khoảng 5 mm. Đường kính túi thai ở mức 14 mm. So với nhịp tim bình thường của mẹ, nhịp tim thai nhi có tốc độ gấp đôi, từ 90 – 120 lần/phút.
Khi thai nhi 6 tuần tuổi cơ thể mẹ bầu cũng có một số thay đổi nhất định, gồm có:
Những dấu hiệu điển hình khi mang thai tuần thứ 6 phải kể đến là đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, tóc dày, bóng hơn, da mặt sạm đen, nám, co thắt ở bụng tương tự như trong kỳ kinh nguyệt, dịch âm đạo màu trắng sữa, đau đầu, đau ngực, miệng có vị kim loại,…
Triệu chứng ốm nghén vẫn diễn ra thường xuyên. Thế nhưng, thông thường sau tam cá nguyệt thứ nhất tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần và kết thúc. Trong suốt 5 tuần trước đó kích thước tử cung đã tăng gấp đôi, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn.
Do lượng chất lỏng thận cần xử lý và khối lượng máu tăng nên mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Lúc này, cơ thể mẹ bầu đã tăng khoảng 10% lượng máu. Ngoài ra, bàng quang chịu áp lực từ tử cung cũng khiến mẹ bầu buồn tiểu thường xuyên. Theo một vài nghiên cứu, trong thai kỳ cả lượng và tần suất đi tiểu đều tăng lên đáng kể.
Việc kiểm soát cảm xúc của mẹ bầu sẽ gặp một số khó khăn. Tâm trạng của chị em trở nên thất thường, dễ hờn dỗi và nhạy cảm.
Mẹ bầu sẽ gặp tình trạng khó tiêu và ợ chua trong giai đoạn này. Để giảm nhẹ triệu chứng vừa đề cập, chị em cần tránh dùng các thực phẩm như nước sốt mì ống, pizza, cà chua, quýt, cam, món cay và nhiều dầu mỡ. Mẹ nên hạn chế mặc quần áo có phần eo quá chật, nhớ nhai kỹ và ăn chậm. Chị em nên ăn tối trước khi ngủ khoảng 4 tiếng và kê cao gối lúc nằm.
Từ tuần thai thứ 6 trở đi chị em có thể bị đau thắt lưng. Nguyên nhân là do áp lực từ tử cung tác động lên cột sống phía dưới. Hàm lượng Hormone không ngừng gia tăng khiến cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ.
Để thai nhi 6 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh, tránh được những rủi ro nguy hiểm, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lời khuyên từ bác sĩ như sau:
Mẹ bầu cần sắp xếp lại khẩu phần ăn sao cho phù hợp với cả con yêu và bản thân. Ước tính mỗi ngày chị em chỉ nên dung nạp khoảng 2000 calo là đủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì chỉ ăn ba bữa chính. Đừng quên bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và Vitamin như thịt bò, hoa quả tươi, rau xanh,… Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như thiền, yoga và uống đủ nước.
Lúc thai nhi 6 tuần tuổi, kích cỡ vòng một của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, chị em nên mua những loại áo ngực khác phù hợp và thoải mái hơn. Mẹ bầu nên hạn chế quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thực phẩm chức năng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tác dụng phụ từ thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe và tình trạng phát triển của em bé.
Thai phụ hãy tránh dùng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,… vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm. Thai nhi có thể bị ngộ độc hoặc đối mặt với những hệ lụy khác nếu mẹ bầu lạm dụng rượu. Mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề khác như: