Tác giả: Kim Thành Ngày đăng: Tháng Bảy 16, 2021
Thai nhi bao nhiêu tuần thì biết đạp? Thai máy hay đạp là hiện tượng em bé di chuyển, cử động trong bụng mẹ như tay chân đấm đá, nhào lộn, vặn vẹo,… Bạn sẽ khó nhận ra khi em bé còn nhỏ. Một số thai phụ miêu tả cảm giác con yêu đạp như cá quẫy đuôi hoặc bắp rang nổ. Do đó, nhiều mẹ bầu nhầm tưởng bản thân bị đầy hơi, đói bụng. Tuy nhiên, theo thời gian những cú đạp của bé sẽ càng trở nên mạnh mẽ và chẳng bao lâu mẹ sẽ xác định được rõ ràng.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì biết đạp? Em bé đã bắt đầu biết cử động từ lúc 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, vì bé còn quá nhỏ, chuyển động nhẹ nên mẹ khó nhận ra. Vào tháng thứ 4, mẹ bầu có thể cảm nhận những cú đạp của con yêu. Thông thường, phụ nữ mang thai con thứ sẽ nhận biết thai máy tốt hơn so với các chị em lần đầu làm mẹ. Cử động thai được chia thành 4 trạng thái chính gồm có:
Thai đạp không chỉ là một dấu hiệu để nhận biết mầm sống trong bụng người mẹ. Mà còn là cách để thai phụ dự đoán tình trạng sức khỏe của con yêu, thông qua cường độ và số lần cử động. Việc cảm nhận thai máy sẽ phụ thuộc vào tuổi thai, độ dày của thành bụng và lượng nước ối. Thêm vào đó, các mẹ từng có kinh nghiệm mang thai sẽ cảm nhận những cú đạp sớm và dễ dàng hơn.
Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi và đếm số lần con đạp. Vì điều này phản ánh tình hình sức khỏe của em bé trong bụng. Con yêu thường đạp 4 – 6 lần/giờ. Nếu thai nhi đạp ít hơn chuẩn này, bé có thể đang ngủ, mẹ đói bụng hoặc đối mặt với vấn đề sức khỏe. Trường hợp con yêu cử động quá nhiều, khả năng là bé bị stress ảnh hưởng từ tâm lý của mẹ.
Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường nhầm lẫn hiện tượng thai đạp với cơn gò tử cung. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cơn gò tử cung tiềm ẩn nguy cơ gây đau và làm toàn bộ phần bụng cứng chắc lên. Trong khi thai máy chỉ tác động lên một vùng nhất định trên bụng mà thôi. Thắc mắc thai nhi bao nhiêu tuần thì biết đạp đã được giải đáp xong. Vậy dấu hiệu nào nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý?
Hầu hết các mẹ đều cảm nhận được con yêu đang đạp ở tháng thứ 4. Và cử động của bé sẽ càng rõ nét hơn từ tuần thứ 30 trở đi, nhất là tuần 38, con yêu có thể đạp đến 130 lần/ngày. Hiện tượng thai máy thường xảy ra vào ban đêm hơn buổi sáng. Sau tháng thứ 5, nếu mẹ bầu không nhận thấy thai máy thì phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
Nếu con yêu đạp ít có thể xuất phát từ việc thiếu Oxy. Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ cảm thấy thai máy không yên. Vì vầy, chị em khi có bầu cần tập đếm số lần thai máy để theo dõi sức khỏe của con, nhất là từ tháng thứ 7 trở đi. Phương pháp này nên thực hiện vào lúc sáng sớm, buổi trưa hay ban đêm sau ăn 30 phút, trong không gian yên tĩnh và không hoạt động, tập luyện mạnh trước đó. Hãy duy trì đếm khoảng 1 giờ đồng hồ.
Nếu một giờ đếm không đủ 4 lần, bạn hãy uống 1 ly nước lọc, dạo một vòng rồi đếm lại trong 1 tiếng tiếp theo. Trường hợp vẫn chưa đủ 4 lần, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra nhé. Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, thai phụ nên chú ý đến chế độ ăn uống, vì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng nếu không hấp thụ đủ dưỡng chất, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến cả trí tuệ và thể chất của con yêu.
Để phòng ngừa những bất thường của thai máy, mẹ bầu hãy bổ sung đầy đủ các chất đạm từ cá, thịt,… Bên cạnh đó, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, sữa, trái cây, các loại đậu, rau xanh, hoa quả, chất béo cũng rất cần thiết cho hoạt động phát triển tế bào não cũng như nâng cao khả năng hấp thụ Vitamin A, E, D,…
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cũng cần tránh căng thẳng. Hãy giành nhiều thời gian hơn để thư giãn, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng, làm việc mình yêu thích nhằm giúp tinh thần luôn hứng khởi, cơ thể thêm khỏe mạnh, sẵn sàng chào đó bé yêu ra đời.