Không phải mẹ bầu nào cũng biết cách phân biệt cơn gò tử cung và thai máy. Vì hai hiện tượng này có dấu hiệu tương đối giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Để giúp bản thân nhận được kiến thức sản khoa hữu ích, kịp thời nhận biết triệu chứng nguy hiểm và xử lý kịp thời, mẹ bầu hãy tham khảo ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé!
Để khám phá cách phân biệt cơn gò tử cung và thai máy, chúng ta cần biết rõ về hai hiện tượng này. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về cơn gò tử cung nhé. Có thể chia cơn gò tử cung thành hai loại cơ bản dưới đây:
Cơn gò chuyển dạ
Cơn gò chuyển dạ gồm có hai loại là cơn gò chuyển dạ sinh non (từ tuần 22 – 37) và cơn gò chuyển dạ đủ tháng (sau 37 tuần). Cơn gò chuyển dạ có những đặc điểm như:
Thai phụ sẽ cảm thấy đau khu vực lưng, vùng bụng dưới khi cơn gò chuyển dạ đến. Cơn đau có mức độ tăng dần và từ từ lan khắp vùng bụng. Bên cạnh đó, mẹ còn cảm thấy đau hai bên sườn và bắp đùi.
Khu vực xương chậu có cảm giác bị chèn ép rất mạnh, căng cơ.
Đau do cơn gò chuyển dạ tương tự như đau bụng kinh nhưng với cường độ nặng hơn.
Cơn co liên tục xuất hiện, không có dấu hiệu thuyên giảm dù mẹ đã ngồi nghỉ ngơi.
Xuất hiện triệu chứng ra máu màu hồng nhạt, bung nút nhầy.
Cơn gò sinh lý
Cơn gò chuyển dạ giả là tên gọi khác của cơn gò sinh lý, thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, đa phần không có tính chu kỳ và chũng chẳng đều. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ và luyện tập cho ngày sinh. Cơn gò sinh lý có những đặc điểm dưới đây:
Diễn ra nhanh, không liên tục chỉ khoảng 30 – 60 giây/lần.
Chỉ là những cơn đau tức nhẹ, không quá đau đớn, có thể chịu đựng được.
Khi thai nhi chuyển động, hiện tượng này thường xuất hiện. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tác động của mẹ vào bụng hay bàng quang đầy nước hoặc quan hệ vệ chồng.
Cơn đau không có dấu hiệu tăng dần.
Khi mẹ bầu đi lại nhiều, cảm thấy mệt mỏi cơn gò sinh lý có thể xuất hiện.
Cảm giác cơn gò tập trung ở bụng và phần bụng dưới bị căng chặt.
Tìm hiểu về thai máy
Tiếp theo, để việc phân biệt cơn gò tử cung và thai máy trở nên cụ thể hơn, bạn cần tìm hiểu thêm về hiện tượng thai máy. Em bé cử động trong bụng mẹ gọi là thai máy, ví dụ như xoay trở mình, đạp, trườn,… Khi tần suất thai máy giảm nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe con kém đi. Thông thường ở tuần 18 – 20 trở đi, mẹ bầu mới cảm nhận được cử động của em bé. Một số thai phụ có thể nhận ra thai máy vào khoảng tuần 16. Thai máy có những đặc điểm như sau:
Khoảng tuần thứ 8, em bé đã bắt đầu đạp nhưng mẹ khó nhận ra. Khi thai nhi còn nhỏ, cảm giác thai máy tựa như sủi nước, không tạo ra âm thanh hay sự khó chịu cho mẹ và xuất hiện rải rác trong ngày.
Thai nhi cử động rõ rệt và mạnh mẽ hơn sau tuần thứ 20. Tần suất thai máy nhiều hơn, điển hình là kéo, đá, duỗi,… đặc biệt vào những tháng cuối cùng.
Thai phụ có thể quan sát được chuyển động của em bé trên da bụng. Hành động thúc cùi chỏ, xoay người, nhào lộn,… do con tạo ra xuất hiện thường xuyên.
Khi mẹ ăn no hoặc nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, hiện tượng thai máy sẽ trở nên rõ ràng nhất.
Cứ cách nhau 3 – 4 tiếng sẽ máy một lần. Em bé cũng thức và ngủ theo đồng hồ sinh học.
Vậy làm sao để phân biệt gò tử cung và thai máy?
Để phân biệt cơn gò tử cung và thai máy, mẹ bầu cần nắm rõ những thông tin dưới đây:
Thai máy là cảm nhận của mẹ bầu về cử động do thai nhi tạo ra. Ở tuần thai thứ 17 – 20, hệ xương, cơ, khớp của em bé phát triển, những cử động sẽ trở nên mạnh hơn và truyền qua thành tử cung đến bụng thai phụ. Từ đó theo dây thần kinh cảm giác dẫn truyền đến vỏ não và mẹ bầu nhận được tín hiệu này.
Nếu là lần đầu mang thai, bạn sẽ cảm nhận được thai máy vào khoảng tuần thứ 20. Trường hợp có bầu con thứ, chị em dễ nhận ra hiện tượng này sớm hơn từ 1 – 3 tuần. Em bé cử động chạm vào thành bụng ở vị trí nào, thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được tại nơi đó. Vì thế, thai máy không mang tính lan tỏa như cơn gò tử cung.
Cơn gò tử cung có tính chất tự động, không phụ thuộc vào sự kiềm chế bên ngoài hay mong muốn của mẹ bầu. Cơn gò tử cung thường xuất phát từ một điểm tại góc tử cung (đa phần là bên phải), sau đó lan tỏa rộng khắp thân tử cung. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung có những cơn gò khoảng vài lần trong ngày, mức độ nhẹ nhàng gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Cơn gò này không đều và chẳng gây đau.
Nếu chuyển dạ thật sự, cơn gò tử cung trở nên đều đặn, nhịp nhàng, tăng dần về cường độ và thời gian. Mẹ bầu sẽ thấy đau theo từng cơn gò. Nếu là cơn gò sinh lý bình thường hoặc thai máy thì không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu là cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu nhất định phải chú ý, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trên đây là cách phân biệt cơn gò tử cung và thai máy. Vậy mẹ bầu cần làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn khi đối mặt với cơn gò tử cung?
Mẹo giúp mẹ dễ chịu hơn khi gặp cơn gò tử cung
Sau khi nắm rõ cách phân biệt cơn gò tử cung và thai máy. Mẹ bầu hãy lưu ý thêm một số mẹo hay giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi gặp cơn gò tử cung, cụ thể gồm có:
Nếu là cơn gò sinh lý, thai phụ hãy uống một ly nước ấm hoặc tắm nước ấm để hỗ trợ làm dịu cơn đau.
Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế nằm hoặc hít thở chậm khi cảm thấy đau.
Cố gắng ăn uống chút gì đó, ngủ vài giấc trong ngày hoặc massage, nghe nhạc, thư giãn,…
Mẹ bầu không nên se đầu ti hoặc xoa bụng vào những thời điểm “nhạy cảm” vì dễ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Nếu thai phụ đang nằm trong những trường hợp dưới đây, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám:
Các cơn gò thường xuyên xảy ra dù không gây đau.
Cơn gò không thuyên giảm dù bạn đã thay đổi vị trí, nghỉ ngơi, uống nước.
Cơn gò gây đau xuất hiện trước tuần 37 của thai kỳ.
Cơn gò tăng dần về cường độ, khoảng cách, thời gian kèm theo cảm giác vỡ ối, chảy máu, đau đớn nhiều hay rỉ ối.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn cách phân biệt cơn gò tử cung và thai máy. Đồng thời, gợi ý phương pháp giúp mẹ bầu dễ chịu hơn khi đối mặt với những cơn gò tử cung. Mong rằng các thông tin trên sẽ hỗ trợ chị em chăm sóc thai kỳ thêm khỏe mạnh và thuận lợi. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!