Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Bảy 14, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc thai nhi đạp liên tục có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu em bé đạp như thế nào nhé. Theo các bác sĩ, thai nhi đã biết cử động kể từ tuần thứ 7 – 8. Thế nhưng, do kích thước của bé quá nhỏ, tử cung còn rộng rãi nên mẹ bầu chưa nhận ra các chuyển động rõ ràng. Nhiều mẹ bầu cho biết họ có thể cảm nhận được những cú đạp của con khoảng tuần thai thứ 15 – 16. Và từ tuần 20 cử động trở nên mạnh mẽ.
Hiện tượng đạp của con được các thai phụ miêu tả giống như những nhịp gõ nhẹ nhàng hoặc cánh bướm đang đập trong bụng. Vào tam cá nguyệt thứ 3, nhất là ở tuần 30 – 38, chuyển động của bé trở nên vô cùng rõ rệt, mẹ bầu có thể thực hiện việc đếm số lần đạp để dự đoán liệu thai nhi đang khỏe mạnh hay suy yếu. Từ đó, kịp thời can thiệp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Các chuyển động của bé sẽ xuất hiện đều đặn hơn kể từ tam cá nguyệt thứ ba (tuần thứ 28 trở đi). Do đó, mẹ bầu có thể cảm nhận thai nhi đạp rõ ràng hơn. Bác sĩ thường hướng dẫn mẹ bầu cách nhận biết chuyển động của con và đếm số lần đạp để theo sức khỏe thai nhi thật cẩn thận. Mẹ bầu cũng cần phân biệt chuyển động này với việc con yêu nấc. Cách đếm tần suất cử động của thai nhi như sau:
Nếu số lần cử động của con vẫn ít, mẹ hãy:
Mẹ bầu đừng lo lắng khi thai nhi đạp hơn 10 lần trên giờ. Tần suất đạp cũng giảm trong thời gian bé ngủ. Vậy hiện tượng thai nhi đạp liên tục có nguy hiểm không?
Thai nhi đạp liên tục liệu có tiềm ẩn nguy hiểm? Theo các bác sĩ, hiện tượng con yêu đạp nhiều, liêu tục vẫn an toàn và tốt hơn so với việc ít hoặc không cử động. Nguyên nhân là từ khi còn trong bụng mẹ, con yêu phải thường xuyên vận động để các cơ quan, xương, khớp phát triển đúng chức năng. Bên cạnh đó, việc em bé ít cử động là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe như thiếu dưỡng chất, Oxy, thể trạng yếu.
Trên thực tế, thai kỳ của mỗi mẹ bầu hoàn toàn khác nhau. Các thai nhi có tần suất chuyển động riêng biệt. Em bé sẽ đạp nhiều hơn trong những trường hợp dưới đây:
Thai nhi đạp liên tục liệu có nguy hiểm? Ở tam cá nguyệt thứ 2, 3 em bé thường đạp thường xuyên hơn nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu là vì không gian tử cung trở nên hẹp lại so với kích thước của trẻ. Điều này khiến bất kỳ cử động nào của con yêu cũng rất dễ nhận ra. Tuy nhiên, nếu thai nhi đạp liên tục kèm theo những dấu hiệu, triệu chứng đáng ngờ, mẹ hãy nhanh chóng đến cơ sơ y tế thăm khám.