Thai Nhi Đạp Nhiều Vào Tháng Cuối Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Đạp Nhiều Vào Tháng Cuối Và Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 7 14, 2021

Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là hiện tượng thường gặp nhưng vẫn khiến các mẹ bầu lo lắng. Đặc biệt là chị em lần đầu mang thai. Từ đó, rất nhiều câu hỏi được đặt ra như vì sao thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối? Điều này tốt hay xấu? Với mong muốn giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên, cũng như cung cấp thêm một số thông tin hữu ích, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã soạn ra bài viết này. Hãy cùng tham khảo nhé!

Vì sao thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối?

Khi mẹ bầu bước sang tuần 37 tức tháng thứ 9 của thai kỳ, gần như đã chuẩn bị sẵn sàng vật dụng và tâm lý cho thời điểm chào đón con yêu ra đời. Vào khoảng thời gian này, thể trọng và kích thước của thai nhi đã lớn tương đương với trẻ mới sinh, do đó không gian trong bụng mẹ trở nên khá chật hẹp. Vì thế thai nhi cảm thấy khó chịu và thường tìm cách ngọ nguậy, duỗi chân. Đồng thời với sự nhạy cảm tốt với âm thanh và ánh sáng bên ngoài, bé cũng đạp nhiều hơn để phản ứng lại.

thai-nhi-dap-nhieu-vao-thang-cuoi-1
Hầu hết thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối

Hầu hết thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối, tần suất chuyển động từ 15 – 20 lần/ngày. Hiện tượng bé cử động nhiều như một dấu hiệu cho thấy sức khỏe con đang tốt và hiếu động. Thế nhưng, mẹ bầu không nên chỉ dựa vào yếu tố này để dự đoán tính cách của bé. Thai phụ cũng thường nghĩ bé trai sẽ đạp nhiều hơn bé gái, tuy nhiên lý giải trên vẫn chưa được khoa học chứng minh.

Mẹ nên theo dõi thường xuyên sức đạp của bé xem yếu hay mạnh. Con yêu sẽ đạp yếu đi nếu cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và không muốn cử động nhiều. Ngoài ra, những cú đạp còn là tín hiệu cho thấy trẻ đang rất muốn ra đời. Do không gian tử cung quá hẹp, đôi khi lực từ cú đạp sẽ khiến mẹ bị đau nhói phía dưới xương sườn.

Tuy nhiên, thai phụ đừng quá lo lắng, vì cử động của con không gây nguy hiểm, chỉ tạo cảm giác hơi khó chịu mà thôi. Mẹ bầu hãy lưu ý phân biệt rõ cơn đau do cơ thắt tử cung và con đạp để kịp thời đến bác sĩ thăm khám.

Một số bé vào tháng cuối không thích đạp mà chỉ trườn nhiều. Chính vì vậy, thai phụ sẽ thấy bụng của mình trồi lên xuống tựa như làn sóng. Mẹ bầu có thể thoải mái quan sát hành động này vì rất dễ thường, đồng thời không gây ra đau đớn gì. Trên đây là những nguyên nhân khiến thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là tốt hay xấu?

Khi mẹ thấy em bé đạp tức là con yêu đang khỏe mạnh và muốn cử động tay chân. Theo nhiều nghiên cứu, việc duỗi đạp là phản ứng tự nhiên của thai nhi khi cảm nhận được âm thanh, ánh sáng. Đồng thời, con yêu đang cần một không gian rộng rãi hơn, nên việc thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là lẽ dĩ nhiên. Như đã nói ở phần trên, em bé cử động với tần suất cao hơn trong thời điểm sắp sinh cho thấy thai nhi đã sẵn sàng để chào đời. Do đó, thay vì lo lắng mẹ hãy dành thời gian chuẩn bị những món đồ cần thiết cho thời khắc lâm bồn.

Tuy nhiên, nếu thai nhi đạp liên tục, bất chợt thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm, xuất phát từ việc bé bị thiếu Oxy hay ngạt thở do dây rốn quấn cổ. Lúc này, mẹ bầu phải nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và xử ký kịp thời, tránh dẫn đến hệ lụy đáng tiếc, đe dọa tính mạng của thai nhi. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ hướng dẫn cách đếm nhịp đạp, phương pháp cảm nhận lực cử động mạnh hay yếu,… để có được kiến thức sinh sản hữu ích.

Mẹ cần xử lý như thế nào nếu thai nhi tháng cuối đạp yếu?

thai-nhi-dap-nhieu-vao-thang-cuoi-4
Hãy thăm khám khi bạn áp dụng nhiều cách nhưng thai nhi vẫn nằm yên

Thông thường, bé đã bắt đầu cử động từ tuần thứ 8 nhưng mẹ bầu khó cảm nhận được vì lực đạp rất nhẹ nhàng. Mẹ sẽ nhận thấy chuyển động của con rõ ràng hơn từ tuần 20 – 30. Và những cú đạp càng trở nên mạnh mẽ khi bé bước sang tuần thai thứ 32.

Mẹ bầu hãy đi kiểm tra nếu thấy bé ít đạp hơn mức tiêu chuẩn khi đã được 9 tháng tuổi. Nhiều khả năng con yêu chỉ hạn chế cử động là do không gian trong tử cung chật hẹp. Tuy nhiên, việc theo dõi thai kỳ, thăm khám thường xuyên vẫn là điều nên làm trong giai đoạn quan trọng này.

Ngoài ra, bé thường ngủ vào ban ngày và thức dậy hoạt động về đêm, do hệ thần kinh đã dần hoàn thiện từ tuần thứ 30. Vì thế, nếu mẹ bầu thấy con yêu đạp ít vào ban ngày cũng đừng vội hoang mang, chỉ cần buổi tối thai nhi cử động nhiều là được.

Để kiểm tra thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối hay cử động ít, mẹ bầu hãy gọi tên con, uống nước lạnh, thay đổi tư thế nằm. Nếu con yêu đạp để phản ứng lại chứng tỏ sức khỏe vẫn đang khoẻ mạnh, bình thường. Trường hợp bạn đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng thai nhi vẫn nằm yên, phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám ngay.

Phải làm gì để thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối?

Theo các bác sĩ, thai nhi sẽ phản ứng mạnh mẽ với hai yếu tố là âm thanh và ánh sáng. Từ đó, hiện tượng đạp vào bụng mẹ xuất hiện.

thai-nhi-dap-nhieu-vao-thang-cuoi-5
Bé có thể cử động nhiều hơn khi mẹ cho nghe nhạc

Vì thế, nhằm kích thích thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối, bạn hãy cân nhắc áp dụng những phương pháp dưới đây:

Mẹ nên thử ăn một ít đồ ngọt như bánh kẹo, trái cây,… Tuy nhiên lưu ý phải khống chế lượng đường để tránh gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho con yêu, kích thích cử động nhiều hơn.

Mẹ hãy thử đổi tư thế nằm xem có hiệu quả không nhé. Vì bác sĩ cho biết một số bé thích mẹ nằm nghiêng bên phải hơn. Do đó, nếu thai phụ nằm nghiêng bên trái, con yêu sẽ phản ứng lại bằng cách đạp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé cử động mạnh nhất khi mẹ nằm ngửa. Thế nên, mẹ cần linh hoạt chuyển đổi tư thế nằm sao cho phù hợp với từng tình huống.

Thai nhi có thể đạp nhiều hơn khi mẹ bầu đi dạo. Do đó, bạn hãy thử ra công viên thoáng mát, được bao trùm bởi thiên nhiên để dạo bước nhẹ nhàng. Trong quá trình đi bộ, mẹ nên trò chuyện cùng con, dùng tay vuốt bụng để kích thích thai nhi chuyển động.

Mẹ có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để kích thích trí thông minh của bé. Theo nghiên cứu, con yêu thường sẽ phản ứng lại khi tiếp xúc với âm thanh từ bên ngoài. Bên cạnh giọng của mẹ, thai nhi cũng rất thích nghe giọng nói từ ba. Do đó, hai vợ chồng nên dành thời gian trò chuyện cùng con nhé.

Tóm lại, thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là hiện tượng bình thường, nên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Trường hợp con yêu không đạp dù đã thực hiện nhiều phương pháp hoặc cử động liên tục một cách bất thường thì mới là dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này, thai phụ hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ