Thai Nhi Nằm Ở Vị Trí Nào Trong Bụng Mẹ? – Kiến Thức Y Khoa

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Nằm Ở Vị Trí Nào Trong Bụng Mẹ? – Kiến Thức Y Khoa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021

Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ? Qua các giai đoạn của thai kỳ, em bé sẽ phát triển không ngừng, di chuyển liên tục và đặt mình vào những vị trí khác nhau. Do đó, việc thai phụ biết được vị trí em bé trong bụng đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, đặc biệt là lúc sắp sinh. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ?

Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ? Dưới đây là 4 vị trí điển hình và mang những ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

Tư thế ngôi đầu trước

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-4
Tư thế ngôi thai trước

Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ? Ngôi đầu trước là tư thế thường gặp. Hầu hết thai nhi sẽ nằm ở vị trí này khi bắt đầu chuyển dạ. Đồng thời tư thế ngôi đầu trước cũng là vị trí thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Khi ở tư thế này, mặt bé úp vào bụng mẹ, đầu quay xuống dưới khung xương chậu, giúp thai nhi dễ dàng đi qua ống sinh để chào đời.

Nếu em bé nằm nghiêng sang phải thì gọi là tư thế chẩm chậu phải trước (ROA). Trường hợp thai nhi nghiêng sang trái gọi là tư thế chẩm chậu trái trước (LOA). Từ khoảng tuần thứ 33 – 36, đa số thai nhi sẽ nằm ổn định ở vị trí này.

Tư thế ngôi đầu sau

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-1
Tư thế ngôi đầu sau

Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ? Tư thế ngôi đầu sau cũng có thể xuất hiện. Tại vị trí này, thai nhi vẫn nằm quay đầu xuống dưới, nhưng mặt lại quay ra bụng. Nguyên nhân có thể là do trong quá trình mang thai mẹ nằm hoặc ngồi nhiều. Có 1/10 em bé nằm ở vị trí này trong giai đoạn đầu chuyển dạ, nhưng sau đó đa phần sẽ tự xoay mình về tư thế số 1.

Tuy nhiên, ước tính khoảng 10 – 28% thai nhi không chịu xoay người. Em bé nằm ở vị trí này khiến mẹ bầu bị đau lưng nghiêm trọng và làm gia tăng thời gian sinh nở. Để giảm bớt cơn đau, gây tê màng cứng có thể là biện pháp cần thiết.

Tư thế ngôi ngang

Em bé sẽ nằm ngang trong bụng mẹ tương tự như đang ngủ trên một chiếc võng. Mẹ có thể sinh thường nếu con yêu nằm ở vị trí này. Lưng thai nhi ở phía dưới tử cung, bàn chân và tay hướng lên trên. Trước khi mẹ chuyển dạ, nhiều em bé ở vị trí này sẽ quay đầu, nhưng một số thì không. Thế nên, bác sĩ có thể phải chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ, vì tiềm ẩn nguy cơ sa dây rốn trước khi em bé chào đời một cách an toàn.

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-3
Tư thế ngôi thai ngang

Tư thế ngôi mông

Với vị trí này, bộ phận nằm bên dưới tử cung là mông, trong khi đó đầu thai nhi lại ở gần đầu tử cung, hai chân giơ thẳng về phía trước cơ thể. Việc chuyển dạ sẽ gặp nhiều khó khăn. Sinh mổ là phương pháp an toàn nhất tại thời điểm này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ bầu sinh thường thành công. Một số nguyên nhân dẫn đến tư thế ngôi mông phải kể đến là hình dạng của tử cung và số lượng nước ối.

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-5
Tư thế ngôi mông hoàn toàn

Ngôi mông còn được chia thành 3 loại chính gồm:

  • Ngôi mông hoàn toàn: Khi hai chân gập lại, mông hướng về cổ tử cung và bàn chân sát gần mông.
  • Ngôi mông thiếu mông: Khi mông hướng về phía cổ tử cung nhưng 2 chân giơ thẳng lên trước mặt và bàn chân gần đầu.
  • Ngôi mông kiểu bàn chân: Khi mông hướng về phía cổ tử cung nhưng cả hai hoặc một chân hướng xuống dưới cổ tử cung.

Thắc mắc thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ đã được giải đáp xong. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để khám phá thêm các thông tin hữu ích nhé.

Dự đoán vị trí thai nhi

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-6
Mẹ bầu có thể dự đoán vị trí thai nhi thông qua chuyển động của con

Theo kinh nghiệm của các mẹ bầu, có thể dựa vào cử động thai và hình dáng bụng để dự đoán vị trí em bé, cụ thể như sau:

Thai thường đạp vào xương sườn của mẹ, bụng căng to và rốn mẹ bầu lồi ra ngoài: Những dấu hiệu này cho thấy thai sẽ quay mặt ra ngoài, ở vị trí ngôi mặt hoặc trán,…

Cảm nhận bé thường đạp vào phần bụng trước, bụng mẹ hơi phẳng: Có thể thấy thai nhi đang nằm ở vị trí mặt hướng ra ngoài và quay lưng vào lưng mẹ.

Thai phụ cảm thấy bụng trên gồ lên tại một bên và cả người bé đều di chuyển nếu mẹ ấn hơi nhẹ vào vị trí đó: Nhiều khả năng con yêu đang ở ngôi đầu và thai phụ đã ấn vào phần mông của bé.

Những cú đạp ở gần vùng rốn xuất hiện thường xuyên: Vị trí này là thuận lợi nhất cho việc sinh nở và con yêu đang rất muốn được gặp mẹ đấy.

Sau khi tìm hiểu thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ cũng như biết cách dự đoán. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá phương pháp giúp bé ở vị trí dễ sinh nhé.

Các phương pháp giúp bé ở vị trí dễ sinh

Để em bé quay đầu ở ngôi thai thuận, đúng vị trí, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thêm suôn sẻ, mẹ hãy lưu ý đến những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như:

thai-nhi-nam-o-vi-tri-nao-trong-bung-me-7
Mẹ bầu nên tập luyện nhẹ nhàng để quá trình chuyển dạ thêm thuận lợi

Tư thế ngồi: Dù ngồi ô tô hay ghế,… mẹ bầu cũng cần nhớ luôn giữ đầu gối thấp hơn phần hông. Bằng cách dùng một miếng đệm kê thêm nhằm đẩy hông lên cao hơn đầu gối. Ngoài ra, thai phụ không nên ngồi một chỗ quá 45 phút mà hãy đi lại nhẹ nhàng thường xuyên.

Tư thế nằm: Cơ thể bạn sẽ chịu nhiều áp lực từ thai nhi khi mang bầu. Do đó, thai phụ nên nghiêng người bên trái lúc nằm ngủ hay nghỉ ngơi để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hỗ trợ em bé xoay đầu, cử động và gia tăng tuần hoàn máu đến con yêu.

Bên cạnh đó, để em bé dễ quay đầu, mẹ hãy áp dụng tư thế nằm giơ chân lên cao khoảng 3 lần/ngày, duy trì 20 – 30 phút mỗi khi thực hiện. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên làm động tác này lúc đói bụng nhằm tránh gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Trong suốt thai kỳ, để tăng đề kháng và duy trì sức khỏe, bác sĩ luôn khuyên mẹ thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng. Đặc biệt từ tuần 37 trở đi, thai phụ nên kết hợp các động tác hông, tay, chân để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thêm dễ dàng. Thông qua việc tập thể dục, quá trình xoay chuyển ngôi thai sẽ được hỗ trợ tích cực.

Mẹ bầu có thể tham khảo bài tập với ngực và đầu gối này: Đầu tiên, bạn hãy đứng thẳng lưng, thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống sao cho đầu gối áp sát vào phần ngực. Duy trì trong 5 – 10 phút, mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, động tác này phát huy hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chọn bơi lội. Môn thể thao này hỗ trợ cho quá trình chuyển ngôi thai vô cùng hiệu quả. Nó cũng giúp tăng cường sự dẻo dai ở các cơ, rèn luyện sức khỏe. Từ đó, việc sinh nở sẽ diễn ra dễ dàng vào thuận lợi hơn.

Câu hỏi thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tự tin hơn, biết cách theo dõi và chăm sóc thai kỳ thêm thuận lợi, sẵn sàng cho khoảnh khắc lâm bồn. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Các câu hỏi thường gặp

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giúp bạn giải đáp thắc thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ, cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích khác. Tiếp theo, chúng tôi sẽ trả lời thêm một vài câu hỏi thường gặp, cụ thể gồm có:

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu như thế nào?

Phôi thai bắt đầu di chuyển vào tử cung kể từ tuần thứ 2 của thai kỳ, nhằm mục đích đi tìm vị trí phù hợp để bám vào. Khi đã ổn định, nó sẽ tách thành hai nhóm tế bào cụ thể là: Nhóm phát triển thành thai nhi và nhóm phát triển thành nhau thai. Em bé sẽ không ngừng lớn trong 3 tháng đầu, đồng thời vị trí cũng thay đổi theo. Thông thường, con yêu sẽ quay đầu lên phía trên, nhưng thỉnh thoảng thai nhi cũng quay ngược xuống dưới.

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa như thế nào?

Tại giai đoạn này, do em bé đã bắt đầu di chuyển, nghịch, đập liên tục trong bụng, nên mẹ hoàn toàn có thể nhận biết con yêu đang nằm ở vị trí nào. Điển hình là vị trí đầu ở bụng dưới hoặc dưới rốn. Mẹ thậm chí có thể cảm nhận được các bộ phận khác của con nếu bé phát triển nhanh. Trên đây là vị trí thai nhi trong bụng mẹ tháng thứ 4, 5, 6. Mong rằng đã giúp bạn có được góc nhìn cụ thể hơn, nhằm chăm sóc sức khỏe bản thân và con yêu thật tốt.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ