Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 29, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai nhi trườn trong bụng mẹ hay thực hiện bất kỳ chuyển động nào cũng đều là cách thể hiện cảm xúc và trạng thái như sợ hãi, khó chịu, thoải mái, vui vẻ, đang no,…
Nếu mẹ bầu để ý sẽ dễ dàng hiểu được những thông tin mà bé muốn truyền tải, cụ thể là:
Ngoài việc thai nhi trườn trong bụng mẹ, những cú đạp diễn ra rất phổ biến. Mẹ có thể dự đoán được tình hình sức khỏe của trẻ thông qua hiện tượng này. Nếu bé đạp khoảng 4 lần trong khoảng 30 phút tức là con đang khỏe mạnh. Trường hợp thai nhi cử động ít hơn 4 lần trong 30 phút, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và đếm số lần đạp của trẻ từ 1 – 4 giờ.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong ý nghĩa của việc thai nhi trườn trong bụng mẹ cũng như lúc bé thực hiện những chuyển động khác. Vậy mẹ bầu có đau không nếu em bé đạp, trườn, di chuyển?
Cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của mẹ bầu trong những lần con đạp đầu tiên sẽ dần bị sự khó chịu, đau nhói, giật mình, căng tức thay thế khi bé di chuyển ngày càng mạnh hơn. Nhiều thai phụ còn cảm thấy khó chịu trong dạ dày hoặc mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm vì con đạp liên tục từ lúc ăn đến lúc ngủ. Cường độ và tần suất di chuyển, trườn, đạp của trẻ dần sẽ tăng lên theo tháng tuổi.
Mẹ chỉ căng tức nhẹ khi thai nhi đạp nhiều vào bụng dưới trong tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Thế nhưng, từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy buồn tiểu, tiểu dắt hoặc đi tiểu nhiều lần vì những cú đạp của con yêu. Nếu em bé đạp gần cửa mình (âm đạo), có thể làm mẹ bị đau buốt do tử cung ngày một to và đang chèn ép lên toàn bộ vùng xương chậu, trong đó bao gồm cả âm đạo.
Trong trường hợp mẹ cảm thấy quá bất tiện và đau đớn khi thai nhi đạp nhói bụng dưới, thai phụ hãy áp dụng một số cách khuyến khích con đạp sang vị trí khác. Điển hình như thai giáo ánh sáng bằng đèn pin nhằm chuyển cử động của bé theo hướng ánh sáng mẹ chiếu hoặc quỳ bằng cả tay và chân. Thế thai nhi đạp, trườn, di chuyển nhiều quá có tốt không?
Nhiều mẹ bầu tin rằng, một phần trong tính cách của trẻ sẽ được bộc lộ thông qua cách thai nhi di chuyển. Ví dụ như nếu con đạp nhiều sẽ là một em bé tinh nghịch và năng động. Trường hợp em bé đạp ít có thể con yêu sẽ sở hữu tính cách hướng nội và hay suy tư.
Em bé đạp nhiều hơn khi nghe nhạc khiến mẹ tin rằng con yêu có tinh thần nghệ thuật và sẽ muốn trở thành nhạc sĩ, ca sĩ hoặc nhạc công trong tương lai. Thai nhi di chuyển, trườn, đạp nhiều cũng được xem là dấu hiệu tốt về tình trạng sức khỏe. Thế nhưng, không phải bất kỳ thời điểm nào trong ngày con yêu cũng hoạt động nhiều như nhau.
Thông thường, bé sẽ đạp, di chuyển nhiều vào buổi tối, chiều tối, giữa trưa hoặc sáng sớm. Vì đây là những thời điểm mẹ bầu cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất. Nếu mẹ bầu lo lắng, bất an vì con đạp nhiều một cách bất thường, hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa Sản để bác sĩ thăm khám và kiểm tra nhé. Vậy trong trường hợp em bé đạp, trườn và di chuyển ít hơn vào cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Tuần thứ 20 đến 30 là thời điểm thai nhi trườn trong bụng mẹ, đạp, di chuyển mạnh và nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Mẹ có thể cảm nhận rõ sức mạnh của con lúc được 32 tuần mỗi khi chuyển động hay đạp. Thế nhưng, vào những tháng cuối thai kỳ, con yêu sẽ ít đạp, trườn hay di chuyển do bụng mẹ không còn đủ rộng và thoải mái cho việc chơi đùa nữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải thường xuyên theo dõi và thử phản ứng của con.
Để khuyến khích bé yêu di chuyển nhiều hơn ở những tháng cuối, mẹ hãy thử thay đổi tư thế nằm, uống nước lạnh, gọi tên con và tiếp tục thai giao hàng ngày. Trong trường hợp mẹ đã quá ngày dự sinh thì càng phải quan tâm đến chuyển động và phản ứng của bé. Nếu thấy con yêu 39 tuần đạp quá ít, đạp nhẹ, thậm chí không đạp khi được kích thích, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám gấp, nhằm phòng ngừa những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.