Hậu Quả Khi Tiêu Thụ Thực Phẩm Siêu Chế Biến

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Hậu Quả Khi Tiêu Thụ Thực Phẩm Siêu Chế Biến

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng tư 3, 2024

Các nghiên cứu gần đây trên tạp chí y khoa đều chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến dễ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như bệnh lý về tim, phổi, ung thư, rối loạn tâm thần,… Vậy thực phẩm siêu chế biến là gì? Đâu là cách hạn chế thực phẩm này hiệu quả? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thực phẩm siêu chế biến là gì?

Thực phẩm chế biến sẵn đang trở nên phổ biến trong thời kỳ gần đây. Thực phẩm siêu chế biến được sản xuất từ các thành phần bổ sung như đường, muối, chất béo, màu nhân tạo hoặc chất bảo quản.

Để hiểu một cách đơn giản, thực phẩm chế biến là những thực phẩm đã trải qua sự biến đổi so với trạng thái tự nhiên của chúng thông qua một số phương pháp như rửa, đóng hộp, đông lạnh hoặc thêm nguyên liệu. Thực phẩm siêu chế biến thường được tạo ra chủ yếu từ các chất chiết xuất từ thực phẩm, như chất béo, tinh bột, đường bổ sung, chất béo hydro hóa.

Thực phẩm siêu chế biến sẽ chứa nhiều hóa chất như chất tạo màu, tạo ngọt, bảo quản và nhũ hóa. Quá trình này giúp tăng thời hạn sử dụng, tạo sự tiện lợi đồng thời cải thiện hương vị để thực phẩm trở nên dễ tiêu thụ hơn.

Nhóm thực phẩm siêu chế biến chủ yếu bao gồm bánh ngọt, pizza, xúc xích, thực phẩm đóng hộp, ngũ cốc, các loại đồ uống ngọt. Những sản phẩm thay thế từ thực phẩm thực vật như phô mai, thịt chế biến, cũng trải qua quá trình sản xuất kỹ lưỡng, không tốt cho sức khỏe như quảng cáo.

Thực phẩm siêu chế biến là gì?
Thực phẩm siêu chế biến được sản xuất từ các thành phần bổ sung như đường, muối, chất béo, màu nhân tạo, chất bảo quản

Hậu quả khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến có tốt không? Các nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến sẽ mang theo nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Nếu duy trì thói quen này cơ thể của bạn dễ gặp một số ảnh hưởng không tốt như:

  • Tăng cân: Thực phẩm siêu chế biến thường chứa lượng chất béo, đường và Calo cao, sẽ làm tăng cân nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Chúng cũng cung cấp lượng chất béo bão hòa, chất béo trans, Natri cao, tất cả đều có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các yếu tố này sẽ gây tăng cholesterol xấu (LDL), huyết áp, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng tim mạch.
  • Tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường: Thực phẩm siêu chế biến thường có lượng đường cao, dễ gây tăng đột ngột đường huyết. Điều này góp phần vào nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2.
  • Cơ thể tích tụ hóa chất và chất bảo quản: Một số thực phẩm siêu chế biến có thể chứa các hóa chất, chất tạo màu, nhũ hóa, bảo quản, dễ gây một số vấn đề sức khỏe như dị ứng, rối loạn tự kỷ, ung thư.
Hậu quả khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến khiến cơ thể dễ mắc bệnh tiểu đường

Xem thêm:

Cách hạn chế thực phẩm siêu chế biến

Thay vì cố gắng loại bỏ hoàn toàn thực phẩm siêu chế biến, hãy tập trung vào việc đảm bảo sự cân bằng trong chế độ ăn uống của bạn. Một chiến lược hữu ích là ưu tiên những thực phẩm ít chế biến, tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi, thay thế nước lọc cho đồ uống có đường, lựa chọn sữa chua nguyên chất thay vì các sản phẩm có thêm hương vị, dành thời gian để nấu ăn tại nhà.

Bên cạnh đó, hãy áp dụng các biện pháp sau để hạn chế thực phẩm siêu chế biến:

Lên thực đơn ăn uống lành mạnh:

Tạo danh sách thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn chính xác và tránh thực phẩm chế biến sẵn. Bạn có thể lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần, mua nguyên liệu cần thiết như cá, rau xanh, quả chín, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, hạt,…

Bằng cách này, việc lên danh sách, lập kế hoạch sẽ giúp bạn dễ dàng theo đuổi lối sống ăn uống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm siêu chế biến không tốt cho sức khỏe.

Cách hạn chế thực phẩm siêu chế biến
Lên thực đơn lành mạnh là cách để hạn chế sử dụng thực phẩm siêu chế biến

Đọc nhãn thực phẩm:

Đọc nhãn thực phẩm là quan trọng khi tích hợp thực phẩm siêu chế biến vào chế độ ăn uống. Không phải tất cả chúng đều tạo ra cùng mức độ lợi ích dinh dưỡng. Khi lựa chọn thực phẩm siêu chế biến, hãy ưu tiên những sản phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, ví dụ như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt thay vì lựa chọn khoai tây chiên giòn, đồ ngọt hoặc pizza.

Việc đọc nhãn thực phẩm sẽ giúp bạn xác định và giảm lượng thực phẩm chứa nhiều đường, muối hoặc chất béo bão hòa. Nếu chứa thành phần nào đó trên danh sách thành phần của thực phẩm đóng gói mà bạn không thể nhận biết hoặc tên gọi khó đọc, đó có thể là dấu hiệu của một sản phẩm đã qua chế biến kỹ lưỡng.

Hạn chế thức ăn đóng hộp:

Đối với sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật, thực hiện một chế độ ăn đa dạng dựa trên thực phẩm ít chế biến, nhiều loại thực phẩm thực vật là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến kỹ.

Cách hạn chế thực phẩm siêu chế biến
Hạn chế thức ăn đóng hộp vì chúng chứa nhiều nguyên liệu “siêu chế biến” và phụ gia

Hạn chế tối đa sử dụng thức ăn đóng hộp, vì một số sản phẩm này chứa nhiều phụ gia và nguyên liệu “siêu chế biến”. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bữa ăn tiện lợi bằng cách mua nguyên liệu tươi rồi tự nấu nướng.

Hy vọng với những gì mà Đa khoa Phương Nam chia sẻ bạn đọc đã nắm rõ hậu quả khi tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ