Tiêm Phòng Viêm Gan A Cho Người Lớn Có Cần Thiết Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Phòng Viêm Gan A Cho Người Lớn Có Cần Thiết Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Bảy 18, 2022

Viêm gan A là bệnh lý dễ lây lan, khiến sức khỏe người nhiễm bị giảm sút. Bệnh có thể tiến triển nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, chủng ngừa vaccine viêm gan A là việc làm vô cùng cần thiết. Vấn đề được đặt ra trong bài viết này là tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Viêm gan A là gì?

Để giải đáp thắc mắc tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trước nhé. Viêm gan A (Hepatitis A) là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus Hepatitis A. 

 Bệnh thường lây truyền qua đường tiêu hóa

Virus viêm gan A ẩn náu bên trong phân và có thể truyền qua tay khi vệ sinh chưa được sạch sẽ. Loại virus này rất dễ lan truyền ở trường học và nhà trẻ. Virus cũng có khả năng lan qua nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Nó có thể tồn tại nhiều tháng trên bề mặt tiếp xúc, nước thải và thực phẩm sống.

 Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, nước tiểu sẫm màu, vàng da. Theo thống kê, ước tính có khoảng 15% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan A bị tái phát trong vòng 6 tháng. Các ca nhiễm virus HAV tử vong chiếm số lượng rất ít. 

 Trường hợp có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan A. Tuy nhiên, một số người sẽ có nhiều rủi ro hơn, ví dụ như: 

  • Môi trường sinh hoạt kém vệ sinh.
  • Bị thiếu nguồn nước sạch.
  • Dùng thuốc kích thích.
  • Có quan hệ tình dục hoặc sống chung với bệnh nhân viêm gan A. Bao gồm cả quan hệ tình dục đồng tính nam.
  • Trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
  • Làm việc hoặc đi du lịch tại những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao.

Bệnh thường không khiến gan bị tổn thương vĩnh viễn và không có giai đoạn mãn tính. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ tạo ra các kháng thể chống lại virus HAV. Kháng thể này sẽ thực hiện chức năng miễn dịch với những lần nhiễm tiếp theo trong tương lai. Khi tiêm vaccine viêm gan A, các kháng thể này sẽ được sản sinh tốt nhất. 

Viêm gan A ít có nguy cơ chuyển biến thành bệnh ung thư gan, xơ gan. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp tiến triển sang thể ác tính khiến bệnh nhân tử vong. Ở người già và người mắc một số bệnh lý khác như thiếu máu, tiểu đường, suy tim ứ huyết, gan, diễn biến có thể nặng hơn, thời gian phục hồi cũng kéo dài hơn. 

tiem-phong-viem-gan-a-cho-nguoi-lon-1
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus Hepatitis A

Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không?

Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không? Vaccine viêm gan A là một loại dung dịch vô trùng có chứa virus HAV đã trải qua quá trình phân lập và bất hoạt. Khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận biết và sinh ra các kháng thể có khả năng chống lại loại virus này. Virus đã bị bất hoạt nên việc chống lại chúng sẽ trở nên dễ dàng, an toàn hơn so với lúc virus đang hoạt động mạnh xâm nhập trực tiếp. 

Khi đã có kháng thể, cơ thể sẽ nhận biết và phân biệt loại virus này. Nếu trong quá trình sống, tiếp xúc, virus HAV tấn công, xâm nhập vào cơ thể, các tế bào sẽ có khả năng nhận biết, sản sinh kháng thể để chống lại. Nhờ đó, người đã chủng ngừa vaccine viêm gan A sẽ không bị mắc bệnh. Vậy tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không? Trên thực tế, không chỉ riêng trẻ em, mà người lớn hay bất kỳ ai có nguy cơ mắc bệnh cũng cần tiêm ngừa. 

Vaccine viêm gan A được ghi nhận là chế phẩm ngăn ngừa bệnh an toàn, vì phản ứng phụ nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Phản ứng phụ của vaccine có thể tự hết sau vài ngày, thậm chí là không thể xảy ra. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, đau và đỏ tấy vùng tiêm,… 

tiem-phong-viem-gan-a-cho-nguoi-lon-2
Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không?

Những trường hợp nào cần tiêm viêm gan A?

Thắc mắc tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không đã được giải đáp. Vậy cần tiêm vaccine viêm gan A trong trường hợp nào? 

  • Trẻ em từ 1 tuổi (12 tháng) trở lên.
  • Người có tiền sử bị bệnh gan mãn tính.
  • Bệnh nhân được chỉ định chữa trị bằng yếu tố như đông máu.
  • Người sinh sống ở nơi có dịch viêm gan A hoặc dự định du lịch đến các quốc gia đang lây lan bệnh.
  • Đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. 
  • Người nhiễm bệnh viêm gan mãn tính như viêm gan B hoặc C.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh hoặc đang làm việc trong phòng nghiên cứu vaccine. 

Những đối tượng không nên chủng ngừa viêm gan A

Dưới đây là một số đối tượng không nên chủng ngừa vaccine viêm gan A:

  • Người bị dị ứng với những thành phần có trong vaccine.
  • Người dễ gặp tác dụng phụ với thành phần có trong vaccine.
  • Người đang bị ốm nên dừng tiêm. Nếu chỉ mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể xem xét chỉ định tiêm.
  • Thai phụ nên có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Nguyên nhân là do vaccine phòng chống viêm gan A chống chỉ định với mẹ bầu. Nó chưa thể đảm bảo tính an toàn với thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa xác minh loại vaccine này sẽ gây hại cho thai phụ.
tiem-phong-viem-gan-a-cho-nguoi-lon-3
Người đang bị ốm nên dừng tiêm viêm gan A

Các tác dụng phụ khi tiêm vaccine viêm gan A

Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu về một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi chủng ngừa để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Vaccine viêm gan được đánh giá cao về hiệu quả phòng bệnh. Hiếm khi có trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Phản ứng phụ có thể xảy ra trong khoảng vài phút đến vài giờ sau tiêm. Những dấu hiệu phản ứng nặng với vaccine viêm gan A gồm có:

  • Nổi mề đay.
  • Thay đổi hành vi.
  • Khàn giọng.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Sốt cao.
  • Da xanh xao.
  • Tim đập nhanh.
  • Chóng mặt.
  • Cơ thể yếu đuối.
  • Tử vong.

Các phản ứng nhỏ khi chủng ngừa vaccine viêm gan A gồm có: Đau đầu, mệt mỏi, nhức tại vị trí tiêm. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày và tự mất sau đó. Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào để được cấp cứu kịp thời.

Lịch tiêm vaccine viêm gan A cho người lớn

Bệnh viêm gan A ở người lớn được khuyến cáo ngăn ngừa bằng cách thực hiện theo lịch chủng ngừa vaccine bắt buộc. Với người trên 15 tuổi, bác sĩ thường chỉ định cho tiêm phòng vaccine viêm gan A liều lượng 160U/1 ml. Lịch tiêm gồm 2 mũi:

  • Mũi đầu tiên: Từ lúc đủ 15 tuổi trở lên.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 6 – 12 tháng.
tiem-phong-viem-gan-a-cho-nguoi-lon-4
Người lớn nên tuân thủ chủng ngừa vaccine viêm gan A đúng lịch

Biện pháp phòng ngừa viêm gan A ở người lớn

Bên cạnh phương pháp tiêm phòng viêm gan A cho người lớn, bạn có thể áp dụng thêm một số cách dưới đây để ngăn ngừa bệnh hiệu quả:

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước lúc ăn và chế biến thực phẩm. Luôn dùng xà bông và nước rửa tay thật kỹ trong ít nhất 20 giây.
  • Vệ sinh cá nhân, nguồn nước, môi trường sống sạch sẽ.
  • Xử lý tốt chất thải, phân của bệnh nhân.
  • Nấu chín thức ăn, không ăn món tái. Virus viêm gan A sẽ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân, ví dụ như chậu, xô, bàn chải đánh răng, khăn tắm,… 

Tóm lại, tiêm phòng viêm gan A cho người lớn có cần thiết không? Chủng ngừa vaccine là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan A cho cả người lớn và trẻ em. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế tiêm chủng sớm nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người