Tiêm vắc xin có mất tiền không? Tìm hiểu chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR)

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm vắc xin có mất tiền không? Tìm hiểu chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR)

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 11, 2024

Tất cả mọi người từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn, người cao tuổi, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, người nước ngoài,… đều cần tiêm phòng đầy đủ để tránh gặp phải những di chứng, rủi ro không đáng có. Vậy, tiêm vắc xin có mất tiền không?

Vì sao phải tiêm chủng cho trẻ từ sớm?

BS Huỳnh Trần An Khương – Quản lý Y khoa Vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Trẻ em dù ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tiêm chủng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện, kiến tạo cho trẻ tương lai phát triển khỏe mạnh, thành công và hạnh phúc. Vì thế, hãy đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin quan trọng, cần thiết trong độ tuổi, để không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn cả cộng đồng càng sớm càng tốt!”

Tiêm chủng đầy đủ là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ ngay từ nhỏ.
Tiêm chủng đầy đủ là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ ngay từ nhỏ.

Việc tiêm phòng vắc xin là cần thiết cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi để phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học và dưới 5 tuổi, việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch lại càng quan trọng hơn, cụ thể:

  • Kháng thể mẹ truyền cho con chỉ bảo vệ trẻ trong thời gian ngắn: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với các triệu chứng thường khó nhận biết, điều trị khó khăn và tỷ lệ tử vong cao. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi, sự bảo vệ miễn dịch thụ động từ mẹ (qua nhau thai và sữa mẹ) gần như hoàn toàn mất đi, trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa đủ mạnh để tự sản sinh kháng thể và hình thành “trí nhớ miễn dịch” nên trẻ mắc bệnh và nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch chủ động, phòng ngừa bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch còn non yếu, khả năng bảo vệ của các mũi tiêm vắc xin trong giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời sẽ giảm dần theo thời gian và không đủ để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Do đó, việc tiêm chủng định kỳ là cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa biến chứng và di chứng nguy hiểm: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy nên, tiêm chủng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả khi mắc bệnh sau khi đã tiêm phòng, triệu chứng thường nhẹ hơn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng nề như liệt, mù, điếc, mất chi, tổn thương thần kinh, chậm phát triển trí tuệ và thể chất, đặc biệt giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong.
  • Phòng bệnh sớm, bảo vệ từ sớm: Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã tiếp xúc với môi trường và nhiều người, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, thơm má từ người thân cũng là con đường lây truyền bệnh. Tiêm chủng sớm giúp trẻ có khả năng tự bảo vệ mình ngay từ những ngày đầu đời, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
  • Tăng cường tiếp xúc xã hội: Khi đến trường, trẻ sẽ tiếp xúc với môi trường đông người, tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm và lây lan bệnh truyền nhiễm. Tần suất tiếp xúc giữa các trẻ cũng cao hơn, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy, tiêm chủng giúp giảm thiểu rủi ro này, tạo môi trường học tập an toàn và thuận lợi hơn cho trẻ.
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm chủng đầy đủ không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khi một người được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác giảm đi đáng kể. Miễn dịch cộng đồng đạt được khi phần lớn dân số được tiêm chủng sẽ giúp kiểm soát, thậm chí loại trừ hoàn toàn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy, tiêm vắc xin có mất tiền không? Những vắc xin nào được tiêm miễn phí?

Tiêm vắc xin có mất tiền không? Vắc xin nào được tiêm miễn phí?

Việc tiêm vắc xin có mất tiền hay không phụ thuộc vào loại vắc xin và chương trình tiêm chủng mà bạn tham gia. Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cung cấp miễn phí các loại vắc xin cơ bản để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, rubella, viêm gan B, ho gà,… cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Tiêm vắc xin có mất tiền không?

Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Việt Nam được triển khai từ năm 1981, với sự hỗ trợ của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc). Chương trình nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc, từ đó bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ và góp phần nâng sức khỏe toàn cầu.

Chuownh trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc Gia dưới sự hỗ trợ của WHO & UNICEF
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc Gia dưới sự hỗ trợ của WHO & UNICEF

Ban đầu, Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ tập trung vào trẻ em dưới 1 tuổi – nhóm có nguy cơ cao nhất. Hiện nay, chương trình hiện nay đã được mở rộng hơn, cả về đối tượng và địa điểm thực hiện. Theo đó, chương trình cung cấp miễn phí 12 loại vắc xin cho tất cả trẻ em Việt Nam từ 0 đến 10 tuổi tại các trạm y tế xã/phường. Chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm 12 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như:

  • Vắc xin viêm gan B;
  • Vắc xin uốn ván;
  • Vắc xin bạch hầu;
  • Vắc xin bại liệt;
  • Vắc xin phòng Rubella;
  • Vắc xin lao phổi;
  • Vắc xin phòng sởi;
  • Vắc xin phòng ho gà;
  • Vắc xin thương hàn;
  • Vắc xin viêm màng não;
  • Vắc xin tả;
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản.

Ngoài ra chương trình tiêm chủng mở rộng còn triển khai tiêm phòng vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai. Mỗi loại vắc xin có lịch tiêm và công dụng khác nhau, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ lịch tiêm chủng của từng loại vắc xin để đưa ra quyết định phù hợp cho con em mình.

Lịch tiêm chủng đầy đủ nhất cho trẻ theo từng tháng tuổi

Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được quy định cụ thể tại Điều 1 của Thông tư 38/2017/TT-BYT.

Giai đoạn 1 năm đầu là giai đoạn tiêm chủng quan trọng nhất để tạo miễn dịch cho trẻ. Từ 1-5 tuổi, chủ yếu là các mũi nhắc lại. Một số vắc xin chỉ được sử dụng ở vùng có nguy cơ cao. Các trạm y tế phường, xã chủ yếu cung cấp các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đối với vắc xin dịch vụ, phụ huynh nên chọn những địa chỉ uy tín và đăng ký sớm để đảm bảo có đủ vắc xin theo lịch tiêm khuyến cáo.

Lưu ý khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ

Tiêm chủng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Trong những năm đầu đời, việc tiêm chủng đúng lịch là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần được tiêm những loại vắc xin khác nhau phù hợp với độ tuổi. Để vắc xin phát huy được hiệu quả tối đa, việc tiêm chủng phải được thực hiện đúng thời điểm và đầy đủ các mũi tiêm cần thiết. Nếu trễ lịch tiêm, khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ không còn nguyên vẹn.
  • Phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm chủng tại các trạm y tế trong chương trình tiêm chủng mở rộng, với lịch tiêm thường được cố định vào một ngày nhất định trong tháng và được thông báo rộng rãi tại địa phương. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể lựa chọn tiêm chủng tại các trung tâm tư nhân, nơi có các phương thức nhắc lịch tiêm khác nhau tùy theo từng cơ sở.
  • Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, trẻ cần phải có sức khỏe ổn định và không mắc bất kỳ bệnh lý nào. Trong trường hợp trẻ đang sốt, có triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, tiêu chảy hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, việc tiêm chủng sẽ phải hoãn lại.
  • Sau khi tiêm, tùy theo loại vắc xin mà trẻ có thể có những phản ứng khác nhau. Vì vậy, trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để phòng ngừa phản ứng phản vệ. Đặc biệt với các mũi tiêm kết hợp như 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, việc theo dõi cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn. Trong 3-4 ngày sau tiêm, phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các bất thường nếu có.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin có mất tiền không?” phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dù tiêm vắc xin có mất phí hay không, tiêm chủng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một lịch tiêm chủng phù hợp nhất.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ