Tiêm Vắc-Xin Sởi Có Sốt Không? Liệu Có Nguy Hiểm?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Vắc-Xin Sởi Có Sốt Không? Liệu Có Nguy Hiểm?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 9, 2022

Sởi là bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh sởi. Tiêm vắc-xin là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh lý này. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin sởi cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ. Nhiều bạn đọc thắc mắc tiêm vắc-xin sởi có sốt không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Vắc-xin phòng sởi là gì? Có bao nhiêu loại vắc-xin sởi?

Để phòng ngừa bệnh sởi một cách chủ động, vắc-xin là lựa chọn hàng đầu. Trên thị trường, vắc-xin có cả dạng đơn và kết hợp với những loại vắc-xin khác như quai bị, Rubella, MMR, MMRV. Trong tất cả các dạng chế phẩm, vắc-xin phòng bệnh sởi sẽ có hiệu quả giống nhau. 

WHO khuyến cáo tại những vùng có bệnh lưu hành cần tiêm vắc-xin cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi. Ở những khu vực ít xảy ra bệnh nên tiêm ngừa cho trẻ lúc được 12 tháng tuổi. Vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi đơn hay kết hợp đều là loại sống giảm độc lực. Trước khi tiêm, vắc-xin ở dạng bột đông khô cần được pha hồi chỉnh. Hiện có nhiều loại vắc-xin khác nhau giúp phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, nhìn chung có 2 loại chính:

  • Vắc-xin sởi đơn.
  • Vắc-xin sởi phối hợp: MR (sởi – Rubella), MMR (sởi – quai bị – Rubella), MMRV (sởi – quai bị – Rubella – Varicella).
Vắc-xin phòng sởi là gì? Có bao nhiêu loại vắc-xin sởi?
Vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi đơn hay kết hợp đều là loại sống giảm độc lực

Tiêm vắc-xin sởi có sốt không? Nên làm gì khi trẻ bị sốt do tiêm vắc-xin sởi?  

Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc-xin sởi (chiếm từ 5 – 15% trường hợp). Đây là biểu hiện thường gặp ở mọi người sau khi chủng ngừa bất kỳ loại vắc-xin nào. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện thêm một số hiện tượng khác như đỏ, nóng, sưng, phát ban, đau tại chỗ tiêm,… Tuy nhiên, trong 1 – 2 ngày, hầu hết các phản ứng phụ sẽ tự khỏi.

Bạn cần hiểu rằng, vắc-xin sẽ cung cấp khả năng miễn dịch với bệnh mà cơ thể chưa từng mắc phải thông qua những phiên bản mầm bệnh bị giết hoặc suy yếu. Hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng sau khi chủng ngừa vắc-xin giống như cách mà virus thực sự gây ra. Các biểu hiện như nóng, sưng, sốt,… cho thấy vắc-xin đang làm nhiệm vụ rất tốt. Thắc mắc tiêm vắc-xin sởi có sốt không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy nên làm gì khi trẻ bị sốt do tiêm vắc-xin sởi?

Mặc dù sốt không phải là tình trạng đáng lo ngại nhưng bố mẹ vẫn cần kiểm tra nhiệt độ khoảng 2 – 3 giờ/lần. Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh cần cho con dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bé chỉ sốt nhẹ, bố mẹ chỉ cần theo dõi thường xuyên và áp dụng các phương pháp hạ sốt đơn giản như:

  • Cho bé mặc quần áo dễ thoát nhiệt, thoáng mát.
  • Cho bé bú sữa mẹ và uống nhiều nước hơn.
  • Cho trẻ dùng thức ăn lỏng hơn ngày thường.
  • Tiến hành chườm ấm để hạ sốt cho bé. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, lau mát cho con bằng rượu hoặc tắm nước đá,…
Tiêm vắc-xin sởi có sốt không?
Tiêm vắc-xin sởi có sốt không?

Trẻ tiêm phòng sởi sốt trong bao lâu?

Bên cạnh câu hỏi tiêm vắc-xin sởi có sốt không. Nhiều phụ huynh cũng thắc mắc trẻ sau khi tiêm phòng sởi sẽ sốt trong bao lâu? Ước tính 5 – 15% trẻ tiêm vắc-xin sởi sẽ có biểu hiện sốt nhẹ từ 7 – 12 ngày. Thông thường, sốt sẽ kéo dài trong 1 – 2 ngày rồi tự khỏi. Nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 3 ngày, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Một số bé sẽ gặp hiện tượng sốt cao sau 3 ngày chủng ngừa. Tuy nhiên, hiếm khi xuất hiện tình trạng sốt cao sau tiêm, do đó bố mẹ đừng quá lo lắng. Để kiểm soát tốt cơn sốt của bé, phụ huynh hãy theo dõi nhiệt độ và phản ứng sau tiêm của con. Đồng thời giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về Tiêm phòng sởi quai bị Rubella – Những điều cần biết

Sốt sau tiêm vắc-xin và tác dụng của vắc-xin phòng sởi

Tiêm vắc-xin sởi có sốt không? Sau khi chủng ngừa vắc-xin sởi có thể sẽ bị sốt. Nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy con gặp tình trạng này. Nhìn chung, sốt chỉ là phản ứng của cơ thể đáp ứng lại vắc-xin. Tuy nhiên, việc có sốt hay không, sốt ít hay nhiều cũng không làm khả năng tạo miễn dịch sau tiêm của vắc-xin bị ảnh hưởng. Bởi vì tỷ lệ bị sốt sau tiêm ngừa sởi khá nhỏ chỉ ở mức 5 – 15%.

Sốt sau tiêm vắc-xin và tác dụng của vắc-xin phòng sởi
Sốt chỉ là phản ứng của cơ thể đáp ứng lại vắc-xin

Một số tác dụng phụ khác của vắc-xin phòng sởi

Vắc-xin phòng sởi được các chuyên gia đánh giá là khá an toàn. Bên cạnh tình trạng sốt, trẻ có thể gặp triệu chứng đau, đỏ, sưng, nóng tại vị trí tiêm, phát ban,… Hầu hết các phản ứng này sẽ tự khỏi mà không cần chữa trị sau 1 – 2 ngày. Ít khi xuất hiện trường hợp sốc phản vệ, dị ứng sau tiêm. 

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ có thể là do cơ thể phản ứng lại với các kháng nguyên của virus giảm độc lực trong vắc-xin. Để hạn chế hiện tượng này, sau khi chủng ngừa vắc-xin người được tiêm nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi. Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24 – 48 giờ. Nếu có biểu hiện bất thường phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Nên tiêm sởi cho bé vào thời gian nào?

Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc tiêm vắc-xin sởi có sốt không. Vậy nên tiêm sởi cho bé vào thời gian nào? Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, lịch chủng ngừa sởi được chia thành 2 mũi:

  • Mũi 1 khi bé được 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính.
  • Mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu chưa tiêm, phụ huynh cần đưa bé đi chủng ngừa càng sớm càng tốt vì vẫn được tính là mũi 2. 

Lưu ý: Phụ huynh cần cho bé tiêm đủ 2 mũi. Vì nếu tiêm duy nhất 1 mũi thì chỉ có khoảng 85% trường hợp đáp ứng miễn dịch. Lúc này, mũi 2 sẽ tạo miễn dịch cho các trường hợp hiện vẫn chưa có miễn dịch. Nhờ đó giúp gia tăng tỷ lệ trẻ em có miễn dịch trong cộng đồng lên đến hơn 95%.

Nên tiêm sởi cho bé vào thời gian nào?
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, lịch chủng ngừa sởi được chia thành 2 mũi

Tóm lại, tiêm vắc-xin sởi có sốt không? Sau khi chủng ngừa vắc-xin sởi có thể gặp tình trạng sốt. Tuy nhiên đây chỉ là phản ứng bình thường, thường không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng chúng ta vẫn cần theo dõi sức khỏe thật cẩn thận. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ