Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 11, 2022
Mục Lục Bài Viết
Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp? Sởi là bệnh lý gây ra bởi virus, lây truyền qua đường hô hấp. Đối tượng thường gặp bệnh sởi là trẻ em dưới 5 tuổi, người chưa được chủng ngừa vắc xin hoặc đã tiêm nhưng không đầy đủ. Triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi là sốt, phát ban, viêm kết mạc và long đường hô hấp.
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị tốt, ví dụ như viêm loét hoại tử hàm mặt, tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, viêm phổi, viêm não,… thậm chí là tử vong. Bệnh sởi rất nguy hiểm với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì có sức đề kháng yếu, dễ gặp biến chứng. Mẹ bầu mắc bệnh sởi có thể gây dị tật thai nhi, sinh non, sảy thai, em bé bị sởi tiên phát,…
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Thế nên chủ động tiêm vắc xin là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Hiện có 2 loại vắc xin phòng bệnh sởi là: Vắc xin sởi đơn và kết hợp. Vắc xin sởi đơn chỉ tạo ra kháng thể ngăn ngừa bệnh sởi. Trong khi vắc xin kết hợp có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella (MMR và MMRV). Vậy nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp?
Hiệu quả phòng ngừa bệnh sởi đều giống nhau ở tất cả các loại chế phẩm vắc xin. Có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Hiệu quả của vắc xin sởi có thể lên đến 99,7% nếu tiêm đủ liều và vào đúng thời điểm được khuyến cáo. Cả 2 loại vắc xin trên đều là loại sống giảm độc lực, sản xuất ở dạng bột khô và được pha hồi chỉnh trước khi chủng ngừa. Mỗi loại vắc xin sẽ được khuyến cáo và chủng ngừa với những đối tượng phù hợp, cụ thể như sau:
Đối tượng | Vắc xin sởi đơn | Vắc xin sởi – quai bị – Rubella (MMR) |
Vắc xin đơn giá trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. | Vắc xin tam giá phòng ngừa 3 bệnh lý sởi, quai bị, Rubella. Nó là vắc xin tiêm dịch vụ. | |
Trẻ em | Chủng ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Sau đó tiến hành tiêm mũi nhắc lại khi bé được 18 tháng tuổi (với vắc xin sởi – Rubella). | Chủng ngừa cho bé từ 12 tháng tuổi theo lịch của nhà sản xuất. |
Người lớn | Thường chủng ngừa trong chiến dịch phòng sởi. Nhất là khi dịch sởi đang diễn ra. | Phù hợp với tất cả các đối tượng, trừ mẹ bầu và người bị mẫn cảm với thành phần của vắc xin. |
Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp? WHO khuyến cáo nên chủng ngừa vắc xin sởi đơn lúc bé được 9 tháng tuổi ở nơi bệnh đang lưu hành. Tại vùng ít xuất hiện bệnh sởi thì nên tiêm vắc xin kết hợp cho trẻ khi được 12 tháng tuổi. Ở Việt Nam, vắc xin sởi đơn MVVAC có thể chủng ngừa cho bé 6 tháng tuổi. Nó sẽ đạt khả năng miễn nhiễm lên đến 85% khi trẻ được 9 tháng tuổi và 95% lúc 12 tháng tuổi.
Thắc mắc nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp đã được giải đáp. Vậy vắc xin sởi đơn tiêm khi nào? Vắc xin sởi đơn nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Do đó, việc chủng ngừa sẽ được thực hiện theo lịch tiêm do Bộ Y Tế phê duyệt. Cụ thể như sau:
Bố mẹ có thể cho con chủng ngừa dịch vụ vắc xin phối hợp sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại các cơ sở y tế khác nếu bỏ lỡ thời gian tiêm trong chương trình kể trên. Nó là loại vắc xin 3 trong 1 mang đến hiệu quả cao giúp phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh truyền nhiễm thường gặp. Tìm hiểu có nên tiêm vắc xin sởi quai bị rubella không?
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng, dù tiêm vắc xin 3 trong 1 (MMR) thì vẫn phải cho con hoàn thành đúng và đầy đủ các mũi. Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ thực hiện chủng ngừa những loại vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đa phần các trường hợp sau khi tiêm ngừa sởi mũi 1 vẫn chưa đáp ứng miễn dịch tốt. Do đó, cần tiến hành tiêm mũi nhắc lại.
Chúng ta đã biết nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp. Nhìn chung, vắc xin phòng sởi đơn và kết hợp được đánh giá là ít có tác dụng phụ, khá an toàn với trẻ nhỏ. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm gồm có phát ban, sốt, nóng, đỏ, đau, sưng tại vị trí tiêm,… Tình trạng sốt sau khi chủng ngừa sởi thường gặp ở 5 – 15% trẻ được tiêm. Hiện tượng phát ban chiếm khoảng 2%. Thông thường các triệu chứng kể trên sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần dùng thuốc chữa trị.
Hiếm khi trẻ sau khi chủng ngừa vắc xin sởi bị sốc phản vệ, dị ứng. Nguyên nhân gây ra là vì cơ thể phản ứng quá mức với kháng nguyên virus đã được giảm độc lực có trong vắc xin. Thế nên sau khi chủng ngừa sởi cần ở lại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút để theo dõi. Sau đó theo dõi tại nhà trong khoảng 24 – 48 tiếng tiếp theo. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật, tím tái, không đáp ứng với thuốc,… thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sau khi chủng ngừa vắc xin sởi có thể bị sốt nhẹ hoặc cao, khó ngủ, quấy khóc, bú xong dễ bị nôn ói,… Nếu cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì phải có chỉ định từ bác sĩ. Để hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng khó chịu sau tiêm, phụ huynh nên: