Chưa Đủ 9 Tháng Có Tiêm Sởi Được Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Chưa Đủ 9 Tháng Có Tiêm Sởi Được Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 12, 2022

Sởi là bệnh lý nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng đồng. Nó cũng đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Do đó, chủng ngừa vaccine sởi là việc làm vô cùng cần thiết. Tương tự như các loại vaccine khác, việc chủng ngừa sởi cần tuân theo một lịch tiêm nhất định. Thế nên nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Tiêm vaccine sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng

Để giải đáp thắc mắc trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh sởi và hình thức tiêm ngừa này nhé. 

Sởi là bệnh do virus gây ra, dễ lây lan trên diện rộng. Bệnh nhân khi nói chuyện, hắt hơi, ho, những giọt tiết mũi họng có chứa virus sẽ phát tán ra không khí, bám vào các bề mặt,… khiến người khác bị lây sởi. Một bệnh nhân sởi có thể lây truyền cho khoảng 20 người. Khoảng thời gian lây lan bệnh sẽ kéo dài. Bắt đầu từ trước khi bệnh nhân biết bản thân bị sởi. Cụ thể là từ 4 ngày trước lúc phát ban đến 4 ngày sau khi ban biến mất. 

Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm tai mũi họng, viêm đường hô hấp,… Từ đó dẫn đến các di chứng nặng nề. Bệnh nhân có thể bị tàn phế, tử vong, nhất là với trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và người mắc chứng suy giảm miễn dịch. Mẹ bầu nếu mắc bệnh sởi có thể sinh non, bị sảy thai. 

Do đó, tiêm vaccine sởi cho trẻ nhỏ là việc làm vô cùng quan trọng. Nó góp phần làm giảm đáng kể số trẻ nhiễm bệnh so với trước đây. Vì thế hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ gặp biến chứng và tử vong do bệnh sởi. Vậy trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? Lịch tiêm phòng sởi chuẩn cho trẻ em tại Việt Nam như thế nào? 

Theo khuyến cáo, bé được 9 tháng tuổi sẽ tiêm mũi đầu tiên. Khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi sẽ tiêm mũi sởi thứ 2. Mũi thứ 3 có thể được thực hiện lúc trẻ được 4 – 5 tuổi. Lưu ý, khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi vaccine sởi là 6 tháng. Ngoài ra, lúc bé được 15 – 18 tháng tuổi có thể kết hợp chủng ngừa vaccine 3 trong 1 để phòng bệnh quai bị, sởi, Rubella (MMR II). Với mũi tiêm MMR II, trẻ sẽ được chủng ngừa nhắc lại lần thứ 2 sau khoảng 2 – 5 tuổi tùy vào tình hình dịch tễ. Tìm hiểu một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin sởi

Tiêm vaccine sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng
Tiêm vaccine sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng

Trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? 

Trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? Theo lịch tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vaccine sởi. Vậy trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? WHO khuyến cáo có thể chủng ngừa vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi nếu sinh sống ở vùng dịch hoặc chuẩn bị đến nơi đang xuất hiện dịch. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chủng ngừa vaccine sởi cho bé từ 6 tháng tuổi là an toàn, không tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên đáp ứng miễn dịch sẽ không cao vì vaccine bị trung hòa bởi kháng thể do mẹ truyền sang cho trẻ.

WHO không khuyến cáo chủng ngừa vaccine cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu tiêm vaccine sởi cho bé trước lịch chủng ngừa vì bất kỳ lý do gì, mũi này cũng không được tính là mũi chính thức. Bố mẹ vẫn phải đưa con đi chủng ngừa 2 mũi vaccine sởi vào lúc 9 tháng tuổi cũng như mũi thứ 3 khi bé được 18 tháng. Việc làm này sẽ giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh. 

Mẹ đang cho con bú cũng được khuyến khích chủng ngừa vaccine sởi. Vì kháng thể có khả năng bài tiết qua sữa. Nhờ đó giúp trẻ được bảo vệ khỏi bệnh sởi khi vẫn còn quá nhỏ, chưa đủ tháng để tiến hành tiêm ngừa vaccine. Vaccine sởi hiện có 2 dạng là đơn và kết hợp. Tại Việt Nam, vaccine đơn MVVAC sẽ được bác sĩ sử dụng để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi. 

Dạng vaccine phối hợp sởi, quai bị, Rubella giúp phòng ngừa đồng thời 3 bệnh dịch nguy hiểm. Loại vaccine này có hiệu quả bảo vệ cao và an toàn. Tuy nhiên, mũi chủng ngừa phối hợp chỉ áp dụng cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành. Nó không được khuyến cáo dành cho trẻ 9 tháng tuổi.

Người lớn cũng cần chủng ngừa vaccine sởi. Nhất là đối tượng đi công tác, du lịch ở những vùng có dịch. Chị em phụ nữ có ý định mang thai và nhân viên y tế làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với mầm bệnh thường xuyên cũng cần tiêm ngừa sởi đầy đủ. Vaccine sởi chống chỉ với những trường hợp dưới đây:

  • Trẻ có tiền sử mẫn cảm hoặc sốc phản vệ với những thành phần trong vaccine.
  • Trẻ bị bệnh về bạch cầu cấp, thiếu máu, suy gan, suy thận, suy tim,…
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, viêm nhiễm.
  • Trẻ dùng sản phẩm Globulin trong vòng 3 tháng hoặc mới truyền máu.
  • Trẻ vừa kết thúc liệu trình xạ trị hay điều trị Corticoid trong 14 ngày.
Trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không? 
Trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không?

Trễ mũi tiêm phòng sởi cho trẻ phải làm sao?

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không. Vậy trễ mũi tiêm phòng sởi cho trẻ phải làm sao? Theo WHO, lịch chủng ngừa cho trẻ đã được xác lập và tính toán dựa trên nhiều thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu. Do đó, trẻ chỉ nhận được lợi ích phòng bệnh tối ưu từ vaccine khi tiến hành chủng ngừa đúng lịch. 

Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị trễ mũi tiêm vaccine sởi. Lúc này phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn và thực hiện lịch tiêm còn thiếu. Nếu bé đã 18 tháng tuổi nhưng chưa được chủng ngừa sởi thì cần tiêm 2 mũi vaccine càng sớm càng tốt.

Trễ mũi tiêm phòng sởi cho trẻ phải làm sao?
Nếu bé đã 18 tháng tuổi nhưng chưa được chủng ngừa sởi thì cần tiêm 2 mũi vaccine càng sớm càng tốt

Thông qua bài viết này, chúng ta đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc trẻ chưa đủ 9 tháng có tiêm sởi được không. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn câu hỏi khác về việc chủng ngừa sởi cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ