Tiêm Sởi, Quai Bị, Rubella Cho Người Lớn Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Sởi, Quai Bị, Rubella Cho Người Lớn Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 11, 2022

Sởi, quai bị, Rubella là những bệnh lý nguy hiểm, có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng cần chủng ngừa vaccine để phòng ngừa 3 bệnh lý này. Vậy tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Vaccine MMR là gì?

MMR 0,5 ml là loại vaccine sống, giảm độc lực. Nó được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston, virus Rubella chủng Wistar RA 27/3, virus quai bị chủng Jeryl Lynn sống, giảm độc lực. Virus Rubella được tiến hành nuôi cấy trên nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI 38). Trong khi virus quai bị và sởi được nuôi cấy trên tế bào phôi thai gà. 

Vaccine sẽ được đông khô và kèm theo nước hồi chỉnh. Viên đông khô sẽ có màu trắng ánh vàng. Tiêm vaccine MMR sẽ giúp phòng ngừa cùng lúc cả 3 bệnh Rubella, quai bị, sởi. Vậy vì sao nên tiêm vaccine MMR? Tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào? 

Vaccine MMR là gì?
MMR 0,5 ml là loại vaccine sống, giảm độc lực

Vì sao nên tiêm vaccine MMR?

Như đã đề cập ở trên, vaccine MMR sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh lý nguy hiểm:

  • Sởi: Bệnh có những triệu chứng như sốt, sưng mí mắt, chảy nước mũi, ho, phát ban,… Bệnh có thể gây nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, viêm phổi, thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu mẹ bầu mắc bệnh sởi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ thì em bé có khả năng bị dị tật rất cao. Ngoài ra còn có nguy cơ sinh non, bị sảy thai hoặc chết lưu.
  • Quai bị: Biểu hiện khó nhai, sưng hạch, đau đầu, sưng đau vùng mang tai, đau nhức cơ bắp, sốt, mất cảm giác ngon miệng,… Quai bị có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não, điếc, sưng đau buồng trứng hoặc tinh hoàn, gây vô sinh. Mẹ bầu mắc quai bị có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc sinh non.
  • Rubella (bệnh sởi Đức): Bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, viêm khớp, phát ban toàn thân. Bị Rubella khi đang mang thai có thể gây sinh non hoặc sảy thai. Mẹ mắc Rubella ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể khiến trẻ bị bệnh ngay từ khi sinh ra. Điều này làm trẻ chậm phát triển, bị dị tật bẩm sinh như tổn thương ở tim, xương, mắt, hệ thần kinh,…

Nhìn chung, sởi, quai bị và Rubella đều là những bệnh lý dễ lây truyền thông qua đường hô hấp. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Tiêm vaccine MMR giúp ngăn ngừa cùng lúc 3 căn bệnh kể trên cho cả người trưởng thành và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Vậy tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào? 

Vì sao nên tiêm vaccine MMR?
Tiêm vaccine MMR sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh lý nguy hiểm

Chỉ định tiêm vaccine sởi quai bị Rubella (MMR) ra sao? Tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn thế nào?

Vaccine được chỉ định cho người chưa được chủng ngừa sởi, quai bị, Rubella hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Tiêm 2 mũi 0,5 ml cách nhau 4 năm.
  • Tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào? Với người lớn, chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine 0,5 ml duy nhất.
  • Khi có dịch sởi: Tiến hành tiêm vaccine MMR cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Hoặc tiêm vaccine sởi đơn MVVAC hay MMR cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi. 6 tháng sau tiêm nhắc lại vaccine MMR (khoảng 15 tháng tuổi). 4 năm sau mũi 2 (4 – 6 tuổi) tiêm nhắc lại mũi 3. 
  • Nếu tiếp xúc với bệnh nhân thì cần chủng ngừa vaccine càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm.

Vaccine MMR có thể chủng ngừa cùng lúc với vaccine viêm não Nhật Bản Imojev, viêm gan B, sốt vàng, Haemophilus Influenzae tuýp B, Polio, BCG, Td, DT, TT, DTP. 

Cách dùng và liều dùng vaccine sởi quai bị Rubella (MMR)

Chúng ta đã biết tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng và liều dùng vaccine MMR nhé. 

  • Vaccine MMR phải được pha cùng nước hồi chỉnh đi kèm. Lúc chủng ngừa phải sử dụng bơm và kim tiêm vô trùng.
  • Chỉ được dùng nước hồi chỉnh kèm theo để pha vaccine MMR. Tuyệt đối không sử dụng nước hồi chỉnh của loại vaccine khác hoặc những vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella đến từ nhà sản xuất khác. Dùng sai nước hồi chỉnh có thể khiến vaccine bị hỏng hoặc tạo ra những phản ứng nặng nề cho người được tiêm. 
  • Chủng ngừa một liều đơn 0,5 ml theo đường tiêm bắp hoặc dưới da. Thông thường sẽ chọn tiêm dưới da ở mặt trước bên đùi với trẻ em. Tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào? Với người trưởng thành hoặc trẻ lớn có thể tiêm dưới da vùng bắp tay. 
Cách dùng và liều dùng vaccine sởi quai bị Rubella (MMR)
Chủng ngừa một liều đơn MMR 0,5 ml theo đường tiêm bắp hoặc dưới da

Một số phản ứng phụ khi tiêm vaccine sởi quai bị Rubella (MMR)

Bên cạnh việc tìm hiểu tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào. Bạn đọc cần biết một số phản ứng phụ khi tiêm vaccine sởi quai bị Rubella (MMR), cụ thể như sau:

  • Vùng tiêm có thể bị đau nhức trong vòng 24 giờ sau khi chủng ngừa. Ước tính 5 – 15% người được tiêm sẽ bị sốt nhẹ kéo dài trong 1 – 2 ngày. Khoảng 2% trường hợp bị phát ban đỏ dạng sởi, có khả năng lan tỏa từ 5 – 12 ngày sau tiêm. Những triệu chứng nói trên đa phần đều tự khỏi sau 2 – 3 ngay mà không cần tiến hành chữa trị.
  • Hiếm khi có trường hợp chủng ngừa vaccine MMR gặp phản ứng viêm tuyến nước bọt mang tai, tiêu chảy, buồn nôn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp, đau khớp, viêm não tủy cấp tính lan tỏa, viêm đa dây thần kinh. Đôi khi có trường hợp sau khi tiêm chủng bị viêm màng não vô khuẩn và sốt ở mức trung bình. 
  • Thành phần của vaccine Rubella trong MMR có thể gây ra tình trạng viêm khớp, đau khớp. Hiện tượng này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn. Tỷ lệ mắc ở trẻ em là 0 – 3%. Với phụ nữ là 12 – 20%. Những triệu chứng này thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
  • Hiếm khi xuất hiện trường hợp giảm tiểu cầu, viêm hạch khu trú, sốc phản vệ hay ban xuất huyết sau tiêm.

Lưu ý: Sau khi tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn hay trẻ nhỏ nếu gặp phản ứng bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Vấn đề tương tác thuốc khi tiêm vaccine MMR

Ngoài những thông tin về việc tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn. Bạn đọc cũng nên tìm hiểu về vấn đề tương tác thuốc khi chủng ngừa vaccine MMR, cụ thể như sau:

  • Không chủng ngừa vaccine MMR trong vòng 3 tháng kể từ lúc dùng Immunoglobulin và những chế phẩm khác có chứa thành phần này hoặc sau khi truyền máu hay huyết tương.
  • Trong vòng 2 tuần sau khi chủng ngừa vaccine MMR không dùng Immunoglobulin.
  • Sau khi tiêm vaccine MMR, người có phản ứng Tuberculin dương tính có thể chuyển sang âm tính. 
Vấn đề tương tác thuốc khi tiêm vaccine MMR
Chúng ta nên tìm hiểu về vấn đề tương tác thuốc khi chủng ngừa vaccine MMR

Không tiêm vaccine MMR trong trường hợp nào?

Đa khoa Phương Nam đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào. Vậy không tiêm vaccine MMR trong trường hợp nào?

Đối tượng không tiêm vaccine MMR

  • Đã chủng ngừa MMR theo lịch được bác sĩ khuyến cáo.
  • Đã sở hữu kháng thể IgG của quai bị, sởi, Rubella.
  • Trước đây đã mắc bệnh sởi, quai bị, Rubella.
  • Số lượng tiểu cầu thấp, mắc bệnh AIDS, suy giảm miễn dịch.

Đối tượng cần hoãn chủng ngừa vaccine MMR

  • Bị dị ứng nghiêm trọng với lòng đỏ trứng gà. Vì vaccine nuôi cấy trên phôi gà.
  • Mẹ bầu, phụ nữ có kế hoạch mang thai thì cần tránh thai tốt nhất 3 tháng sau khi chủng ngừa vaccine MMR. Hoặc cần tránh có thai tối thiểu 1 tháng sau tiêm.
  • Có tiền sử bị dị ứng với Neomycin.
  • Đang mắc bệnh cấp tính như viêm đường hô hấp, sốt,…
  • Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được chữa trị hay người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Bệnh nhân đang xạ trị, dùng Corticosteroid liều cao lớn hơn hoặc bằng 2 mg/kg/ngày hay đã sử dụng Immunoglobulin chưa dừng được 3 tháng.
  • Người mắc bệnh u hạch bạch huyết, bạch cầu, rối loạn về máu. Hoặc ở người có các khối u tân sinh ác tính tác động đến hệ bạch huyết hay tủy xương.
  • Người vừa chủng ngừa vaccine sống giảm độc lực trong thời gian chưa được 1 tháng.
Không tiêm vaccine MMR trong trường hợp nào?
Mẹ bầu là đối tượng cần hoãn chủng ngừa vaccine MMR

Một số lưu ý sau khi tiêm vaccine phòng sởi quai bị Rubella (MMR)

Sau khi chủng ngừa vaccine MMR chúng ta cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tất cả mọi người sau khi tiêm vaccine MMR cần ở lại cơ sở y tế theo dõi sức khỏe tối thiểu 30 phút để có thể kịp thời xử lý nếu xuất hiện tình trạng sốc phản vệ.
  • Trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau tiêm cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, thông qua nhiệt độ cơ thể, tinh thần, nhịp thở, khả năng ăn uống, giấc ngủ,…
  • Không chạm hay đắp lá thuốc vào vị trí tiêm chủng.

Trường hợp bé bị sốt sau khi tiêm vaccine, phụ huynh cần:

  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
  • Cho bé bú sữa và uống nước thường xuyên.
  • Nếu sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ như Paracetamol, Ibuprofen,…

Đôi khi tình trạng sốt sau tiêm không phải do vaccine mà xuất phát từ một bệnh lý nào khác. Do đó hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám trong các trường hợp sau:

  • Sốt cao hơn 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc.
  • Sốt kéo dài hơn 48 tiếng hoặc trẻ bị sốt từ 1 – 2 ngày rồi hạ nhiệt sau đó tái lại. 
  • Sốt kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, tiêu chảy, chảy nước mũi, hắt hơi, ho,…
  • Trẻ tím tái, khó thở, thở nhanh, bỏ ăn, hôn mê, li bì, co giật, quấy khóc liên tục, kích thích,…

Thắc mắc tiêm sởi, quai bị, Rubella cho người lớn như thế nào đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng các thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên đến cơ sở y tế uy tín chủng ngừa để nhận được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ