Tiêm Vacxin Có Ảnh Hưởng Đến Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Tiêm Vacxin Có Ảnh Hưởng Đến Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 9, 2021

Rất nhiều chị em thắc mắc tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không? Một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin thường gặp là gì? Để tìm được câu trả lời, bạn hãy xem ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé!

Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Về lý thuyết, tiêm vacxin chính là việc đưa vi khuẩn và virus đã được làm yếu vào cơ thể, chúng hoàn toàn không có khả năng gây bệnh. Hệ miễn dịch từ đó sẽ sản sinh ra kháng thể để tấn công “kẻ xâm nhập“. Những kháng thể này được duy trì và sẵn sàng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh thật sự trong tương lai, tương ứng với vacxin đã được tiêm phòng.

Sau khi tiêm vacxin có nhiều chị em bị trễ kinh, vậy tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không? Khi tiêm vacxin thông thường sẽ có một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau và sưng nơi tiêm, khó chịu, ăn không ngon, … Vì thế vacxin gần như sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực gì đến chu kỳ kinh nguyệt, nên bạn hãy an tâm khi tiêm chủng. Nếu có thì đó chính là tâm lý lo lắng, stress, căng thẳng khi tiêm vacxin đã tác động, khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn khác biệt hơn so với bình thường. Vì thế bạn gái đừng lo lắng, mà hãy lưu ý những loại vacxin cần tiêm cho phụ nữ để đi tiêm phòng đủ liều đúng lịch để giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và chuẩn bị tốt cho việc mang thai sau này.

Do đó, chị em cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng ổn định trở lại nhé. Bên cạnh đó nếu kinh nguyệt trễ hơn 30 ngày so với lần bị tháng trước mới là trễ kinh đáng ngại. Nên nếu chị em chỉ bị trễ một ít ngày thì không hề ảnh hưởng đến sức khỏe, không nên quá lo lắng.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-chu-ky-kinh-nguyet-khong-1
Tiêm vacxin gần như không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin thường gặp

Thắc mắc tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đã được giải đáp. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vacxin, cụ thể như sau:

Tại vị trí tiêm ngừa trên cánh tay sẽ có biểu hiện sưng tấy trong 1 – 2 ngày hoặc nổi u cứng khoảng vài tuần, hơi đau và nổi mẩn đỏ.

Nếu tiêm ngừa ở những bộ phận khác sẽ gặp một số triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn.

Ngoài ra, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng, khó ngủ, sốt nhẹ nhưng không kéo dài, bồn chồn, ngứa ngáy,…

Trên đây là những tác dụng phụ thường xảy ra khi tiêm chủng. Nhìn chung, các phản ứng không quá nghiêm trọng và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, nếu xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm hơn như co giật, tím tái, khó thở,… bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-chu-ky-kinh-nguyet-khong-da-khoa-phuong-nam
Nên thăm khám khi xuất hiện phản ứng nguy hiểm sau tiêm vacxin

>> Tham khảo:

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm chủng, chị em nên hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt, thông qua một số vấn đề như sau:

Khi nào bạn bị trễ chu kỳ kinh nguyệt?

Thông thường, chị em phụ nữ sẽ có kinh vào mỗi 28 ngày. Từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt kéo dài đến khi mãn kinh. Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khỏe mạnh cũng có thể dao động từ 21 – 35 ngày. Việc bị trễ chu kỳ kinh nguyệt thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính là mang thai, mãn kinh và phải cho con bú.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đã tìm ra đáp án, đó là hầu như không gây tác động gì. Vậy những yếu tố nào mới thật sự ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

Chế độ dinh dưỡng

Theo một số nghiên cứu, nồng độ Estrogen bị giảm do chế độ ăn quá nhiều chất xơ, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Song song đó, nồng độ Estrogen quá cao cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Nếu chị em ăn quá ít chất béo sẽ làm giảm chu kỳ kinh nguyệt.

Điều kiện thời tiết

Tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết chuyển biến thất thường, Hormone bị mất cân bằng khiến kinh nguyệt không đều.

Phải tập luyện ở cường độ cao

Khi lượng chất béo trong cơ thể thấp kết hợp cùng cường độ luyên tập cao sẽ tạo ra sức ép cho cơ thể, khiến não ít sản xuất ra Hormone sinh sản, từ đó làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu bạn bị chậm kinh trong vài ngày thì chẳng cần lo lắng nhưng nếu kéo dài quá 3 tháng phải đi khám ngay. Tình trạng này còn được gọi là vô kinh, có thể ảnh hưởng không tốt đến mật độ xương khớp sau này.

Trọng lượng của cơ thể

Bạn có thể bị vô kinh tạm thời dù đang khỏe mạnh và giảm đi khả năng sinh sản nếu quá gầy. Ngược lại, thừa cân sẽ khiến Estrogen tích tụ dẫn đến kinh nguyệt nặng hoặc không đều.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-chu-ky-kinh-nguyet-khong-3
Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Tuổi tác

Giai đoạn tiền mãn kinh và tuổi dậy thì sẽ tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Theo Phó giáo sư sản phụ Samantha Butts tại Penn Medicine, ở một số thời điểm nhất định, kinh nguyêt kém ổn định vì số lượng trứng trong buồng trứng giảm xuống.

Tâm lý lo lắng, căng thẳng

Stress có thể khiến ngày “đèn đỏ” của chị em đến muộn hoặc sớm hơn bình thường. Các loại Hormone như Adrenaline và Cortisol sẽ tăng cao khi bạn lo lắng, căng thẳng. Đồng thời gây ức chế phóng thích những Hormone liên quan đến khả năng sinh sản. Từ đó, làm kinh nguyệt không đều.

Hạn chế tức giận, thiền định, chơi thể thao, tập yoga,… là những phương pháp giúp chị em phòng tránh và giảm stress hiệu quả, tinh thần sẽ thêm vui vẻ, cân bằng hơn.

Giấc ngủ

Estrogen, Hormone Luteinizing (LH), Progesterone, quá trình kích thích nang trứng (FSH) có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, để tạo ra Hormone Leptin đặc hiệu, bạn cần ngủ đủ giấc. Nếu quá trình giải phóng Leptin bị gián đoạn có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ làm cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến ngày “đèn đỏ”. Thực tế cho thấy, chị em phụ nữ công tác trong môi trường không cố định về thời gian như tiếp viên hàng không, y tá thường có kinh nguyệt kém đều đặn. Vì Hormone sinh sản chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của nhịp sinh học, từ đó tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng.

Hình thức tránh thai

Hình thức tránh thai sẽ chi phối mức Hormone trong cơ thể. Dù chọn cách tránh thai nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những hình thức kiểm soát sinh sản nói chung, điển hình là vòng tránh thai sẽ khiến kỳ kinh nhẹ hoặc nặng hơn bình thường.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-chu-ky-kinh-nguyet-khong-4
Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi hình thức tránh thai

Tóm lại, những yếu tố điển hình vừa được liệt kê sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, việc tiêm vacxin hoàn toàn không liên quan. Mong rằng các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không một cách đầy đủ nhất.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa trả lời giúp bạn câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người